Năm 2015, quan hệ thương mại VIệt Nam – Hoa Kỳ đã chứng kiến sự đột biến khi kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng trưởng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước.

Sang năm 2016, tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2016, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ đạt trên 6 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Hoa Kỳ 1 tỷ USD và xuất khẩu 5 tỷ USD. Như vậy, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ 3,9 tỷ USD.

Về nhập khẩu, hai tháng 2016, Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm so với cùng kỳ năm 2015, giảm 6,8%, trong đó chủ yếu nhập hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; bông các loại; đậu tương; gỗ và sản phẩm gỗ…trong đó chủ yếu nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 27,5% tổng kim ngạch, đạt 288,3 triệu USD, tăng 16,32% so với cùng kỳ; đứng thứ hai về kim ngạch là hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, nhưng tốc độ nhập khẩu mặt hàng này giảm nhẹ, giảm 0,88%. Đứng thứ ba về kim ngạch là mặt hàng bông, đạt kim ngạch 103,5 triệu USD, tăng 31,65%...

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay, các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 55,8%. Trong đó nhập khẩu lúa mì tăng mạnh vượt trội, tăng 2555,17%, tuy kim ngạch chỉ đạt 4,3 triệu USD. Ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 44,1% và nhập khẩu phế liệu sắt thép giảm mạnh nhất, giảm 82,76%; kế đến là thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 76,94% và quặng khoáng sản khác giảm 69,76%...

Tình hình nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ 2 tháng 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

2 tháng 2016

2 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Tổng cộng

1.047.883.911

1.124.349.633

-6,80

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

288.361.416

247.895.519

16,32

máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

143.907.475

145.186.159

-0,88

bông các loại

103.530.953

78.643.848

31,65

đậu tương

72.334.164

113.812.571

-36,44

thức ăn gia súc và nguyên liệu

36.007.950

156.166.259

-76,94

nguyên phụ liệu dệt may, da giày

34.547.100

40.832.468

-15,39

sản phẩm hóa chất

34.095.255

32.745.317

4,12

chất dẻo nguyên liệu

29.499.044

32.428.267

-9,03

gỗ và sản phẩm gỗ

28.083.102

27.519.619

2,05

dược phẩm

26.858.161

8.156.386

229,29

Chế phẩm thực phẩm khác

18.883.538

24.384.330

-22,56

phương tiện vận tải khác và phụ tùng

17.954.995

14.411.206

24,59

hóa chất

17.527.999

19.552.415

-10,35

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

12.815.330

2.949.663

334,47

hàng rau quả

12.079.049

10.844.594

11,38

sản phẩm từ chất dẻo

11.903.271

7.149.349

66,49

sản phẩm từ sắt thép

11.065.066

11.844.522

-6,58

ô tô nguyên chiếc các loại

8.206.121

7.988.816

2,72

sữa và sản phẩm

7.972.245

16.387.634

-51,35

vải các loại

4.467.861

3.543.928

26,07

lúa mì

4.372.806

164.690

2.555,17

Hàng thủy sản

3.759.444

3.238.628

16,08

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

3.478.842

4.482.071

-22,38

nguyên phụ liệu thuốc lá

3.413.032

1.929.386

76,90

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

3.353.445

3.527.605

-4,94

cao su

2.993.730

2.313.723

29,39

sản phẩm từ kim loại thường khác

2.690.010

1.613.147

66,76

sản phẩm khác từ dầu mỏ

2.584.241

2.390.254

8,12

sản phẩm từ cao su

2.383.185

2.081.488

14,49

sắt thép các loại

2.377.062

2.553.061

-6,89

phế liệu sắt thép

1.809.204

10.494.041

-82,76

phân bón các loại

1.734.637

2.045.503

-15,20

dây điện và dây cáp điện

1.505.168

1.756.438

-14,31

giấy các loại

1.448.499

2.325.736

-37,72

sản phẩm từ giấy

1.285.355

794.289

61,82

dầu mỡ động thực vật

1.199.699

659.880

81,81

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.161.162

947.253

22,58

linh kiện phụ tùng ô tô

1.043.820

2.065.587

-49,47

kim loại thường khác

971.304

2.035.584

-52,28

thuốc trừ sâu và nguyên liệu

887.281

813.617

9,05

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

843.149

479.481

75,85

điện thoại các loại và linh kiện

516.199

107.245

381,33

quặng và khoáng sản khác

363.330

1.201.620

-69,76

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

Thống kê từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, trong năm 2015, thành phố đã thu hút được 26 dự án đầu tư của Mỹ với tổng vốn khoảng 135,4 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2016, Mỹ đã đầu tư thêm 4 dự án mới, với tổng vốn 1,56 triệu USD. Dự báo sau khi TPP có hiệu lực, con số này sẽ còn tăng lên theo cấp số nhân.

Phó chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, các khu công nghiệp ở TP HCM đang có mức độ thu hút đầu tư từ Mỹ cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Hiện nay đã có hơn 300 dự án, với giá trị hơn 600 triệu USD. Với sự khởi động của TPP, thành phố hy vọng sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Mỹ. Đồng thời những nỗ lực về cải cách hành chính của thành phố cũng đang tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này gia tăng vốn đầu tư vào TP HCM.

Đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM cũng khẳng định, không phải chờ TPP mà quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang ngày được cải thiện đã tạo điều kiện và cơ hội đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Và ghi nhận của Hiệp hội các nhà đầu tư Hoa Kỳ (Amcharm) tại Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp đang rất hào hứng sau khi họ thăm dò lẫn nhau về môi trường đầu tư.

Đại diện Amcharm cho biết, sự thúc đẩy của các FTA, nhất là TPP đang đưa Việt Nam và Hoa Kỳ vào tâm điểm của hợp tác thương mại. Điều này được thể hiện tích cực trong năm 2015, với mức tăng trưởng đạt 45 tỷ USD về doanh số, tăng 20% so với mức 36 tỷ USD năm 2013. Việt Nam hiện cũng là nước dẫn đầu trong ASEAN về cán cân thương mại với Hoa Kỳ, khi chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của khối, và con số này có thể tăng lên trong năm 2020.

Theo đại diện của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, đầu tư Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, dịch vụ, gia công về công nghệ. Đây là tín hiệu tích cực vì đem đến nhiều việc làm thu nhập khá cho người lao động trong nước. Mục tiêu của Việt Nam đến 2020 đưa kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 300 tỷ USD.

Tham gia TPP, ngoài những lợi ích kinh tế trước mắt, thì Việt Nam sẽ đạt được những hiệu quả về lâu dài. “Bằng việc tham gia ký kết TPP, Việt Nam đã vửi một tín hiệu đến thế giới, một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang rất nghiêm túc trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại sứ Ted Osius nhân định.

Theo bà Sherry Boger, Chủ tịch AmCham tại Việt Nam, các công ty của Hoa Kỳ đang rất coi trọng thị trường Việt Nam và Việt Nam đang trở thành điểm đến mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

TPP mang lại sức hấp dẫn vô cùng lớn cho ViệT Nam, kể từ khi Việt Nam đàm phán gia nhập TPP, số lượng công ty Hoa Kỳ đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải đảm bảo thủ tục hành chính tiến hành nhanh, dễ dàng, cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp. Quan trọng nhất là hỗ trợ, hợp tác chặt c hẽ với các công ty của Hoa Kỳ.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/irs.com.vn

Nguồn: Vinanet