Tiếp tục đà suy giảm từ tháng đầu năm 2016, sang tháng 2 xuất khẩu than đá của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 89% về lượng và giảm 75,3% về trị giá so với tháng 1, tương ứng với  3,3 nghìn tấn, trị giá 548,4 nghìn USD. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, đã xuất khẩu 34,2 nghìn tấn than đá, trị giá 2,7 triệu USD, giảm 90,26% về lượng và giảm 92,72% về trị giá so với cùng kỳ.

Trong 2 tháng đầu năm nay than đá của Việt Nam xuất khẩu sang Philipine và Nhật Bản, trong đó, thị trường Nhật Bản với lượng xuất 6,7 nghìn tấn, trị giá 981,4 nghìn USD, giảm 93,67% về lượng và giảm 91,45% về trị giá so với cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu than đá của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay thiếu vắng các thị trường Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Lào, Indonesia, ngược lại có thêm thị trường Philippin so với cùng thời gian này năm trước.

Thống kê thị trường xuất khẩu than đá 2 tháng 2016

Thị trường

2 tháng 2016

2 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

34.203

2.768.961

351.046

38.043.872

-90,26

-92,72

Philippin

27.500

1.787.500

 

 

 

 

Nhật Bản

6.703

981.461

105.939

11.475.993

-93,67

-91,45

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)

Về xuất khẩu than mùn cưa, dẫn nguồn tin từ báo Tuổi trẻ (ngày 7/4/2016), trong dự bảo thông tư sửa đổi thuế xuất khẩu than làm từ mùn cưa vừa được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, mức thuế suất dự kiến giảm từ 10% xuống 5%, với mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam hiện có hàng chục nghìn cơ sở sản xuất chế biến gỗ, các phế phẩm trong sản xuất gỗ như mùn cưa, dăm dỗ, dăm bào… vô cùng lớn, lên đến hàng trăm tấn/ngày, trong khi khí thải sinh ra từ than làm từ mùn cưa rất thấp. Việc khyến khích sản xuất, xuất khẩu mặt hàng than làm từ mùn cưa không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

Nguồn: Vinanet