Sản lượng bột giấy thế giới quý II/2016 đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng mạnh nhất ở Tây Âu, Mỹ Latinh và Nga.
Thương mại bột giấy tăng khoảng 5% trong 5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu trong tháng 7 năm nay lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, tồn trữ bột giấy cao tiếp tục gây áp lực lên giá.
Giá giấy và bột giấy quốc tế sẽ duy trì vững trong những tháng tới mặc dù nhu cầu từ Trung Quốc có dấu hiệu hồi phục. Nhu cầu trên thị trường thế giới đang hồi phục rất chậm, do vậy các nhà nhập khẩu khó chấp nhận giá tăng.
• Bột gỗ làm giấy
Theo Wood Resource Quarterly (WRQ), giá bột/sợi gỗ làm giấy đã liên tiếp giảm trong suốt gần 5 năm qua, trong đó giá gỗ cứng giảm mạnh nhất. Xu hướng giảm tiếp diễn tới quý I/2016, nhưng đảo chiều tăng trong quý II – lần tăng đầu tiên trong vòng 2 năm. Lý do giá tăng có liên quan chủ yếu tới biến động tỷ giá đồng USD so với tiền tệ của những nước xuất khẩu bột gỗ chủ chốt.
Chỉ số giá sợi gỗ cứng (HFPI) đã giảm 0,6% trong quý I/2016 do giá các loại gỗ sản xuất bột giấy ở Nga, Đông Canada, Đức và Pháp đều giảm. Tuy nhiên, giá hồi phục từ quý II bởi giá gỗ dăm và gỗ cây dùng sản xuất bột giấy đều tăng ở những thị trrường lớn trên thế giới.
Giá HFPI đã giảm liên tiếp trong mấy năm qua, ở thời điểm quý I/2016 thấp hơn khoảng 29% so với mức cao kỷ lục của năm 2011. Giá giảm mạnh nhất ở những nước có tốc độ trồng cây gỗ nguyên liệu phát triển nhanh nhất là Chile, Brazil, Australia và Indonesia. Đồng USD tăng giá là nguyên nhân chính khiến giá bột gỗ giảm, bởi giá gỗ cứng tính theo nội tệ của các nước trồng gỗ (như Brazl, Chile, Indonesia và Nga) đã tăng 25%. Sang quý II/2016, HFPI tăng 3,7% so với quý I và quý tăng đầu tiên trong vòng 2 năm. Giá tăng mạnh nhất (tính theo USD) ở Nga, Brazil, Chile, Australia và Đông Canada.
Tuy nhiên, sang tháng 7, giá bột gỗ cứng quay đầu gảim trở lại, và giảm tiếp trong tháng 8 trong bối cảnh nguồn cung dư thừa. Nguồn cung bột gỗ bạch đàn vẫn dồi dào khiến giá giảm trên thị trường châu Âu.
Chỉ số giá sợi gỗ mềm (SFPI) cũng đồng loạt giảm tại các nước sản xuất trên toàn thế giới trong quý I kể cả tính theo nội tệ cũng như theo USD, theo báo cáo của WRQ. Xu hướng giảm bắt đầu tại châu Âu từ đầu năm 2014 và vẫn tiếp diễn, mặc dù ở một số thị trường giá đã chạm đáy và có thể sắp hồi phục Trong quý I giá giảm mạnh nhất ở Nga, Canada, Pháp và New Zealand. SFPI giảm 1% trong quý I/2016 so với quý trrước đó, mức giảm ít nhất kể từ qusy I/2006. Khu vực duy nhất có giá sợi gỗ mềm tăng trong mấy năm qua là miền Nam nước Mỹ, nơi giá gỗ mềm dùng sản xuất bột giấy tăng 21% trong quý I/2016 so với năm 2012. Sang quý II, Chỉ số SFPI tăng 2,3% so với quý I, lên 89,63 USD/tấn. Đây cũng là quý tăng giá đầu tiên kể từ đầu năm 2014. Đồng USD yếu đi và giá sợi gỗ tăng khi tiính theo nội tệ ở các thị trường Tây Canada, Pháp, Brazil và Đức là những lý do chính đẩy giá SFPI tăng trong quý này.
Giá bột gỗ mềm không thay đổi trong suốt quý III. Tuy nhiên, thị trường có dấu hiệu khởi sắc từ giữa tháng 9.
• Giấy
Tại châu Âu, sau khi tăng trong tháng 8 do nhu cầu mạnh cả trên thị trường trong và ngoài khu vực, giá giấy và bìa giảm trở lại trong tháng 9 do xuất khẩu sang châu Á sụt giảm và nguồn cung dồi dào. Mặt khác, việc giá quá nhiều trong tháng 8 cũng là lý do khiến giá giảm trong tháng 9 bởi giá tăng khiến khách hàng từ chối mua vào. Nhiều khách hàng chuyển hướng từ nguồn cung châu Âu sang nguồn cung Mỹ, nơi giá giảm trở lại vào tháng 9 sau khi tăng trong tháng 7 và 8.
• Giấy kraftliner
Các nhà sản xuất châu Âu đã cố gắng nâng giá bán trên thị trường Đức nhưng không thành công.
• Giấy Coreboard (giấy cuộn công nghiệp dùng trong sản xuất bao bì)
Sau khi nâng giá vào tháng 6, giá ổn định từ từ đó tới nay, và các nhà sản xuất châu Âu đang cố gắng nâng giá bán thêm 10 – 30 EUR/tấn cho các hợp đồng kỳ hạn giao tháng 10 bởi giá nguyên liệu (giấy coreboard phế liệu) liên tiếp tăng trong tháng 7 và 8 vừa qua. Tuy nhiên, khi các nhà sản xuất liên hệ với khách hàng để nâng giá bán thì có rất ít khách hàng phản hồi tích cực. Và sau khi tăng trong tháng 7 và 8 thì giá giấy phế liệu đã ngừng tăng vào tháng 9. Như vậy, ít có khả năng giá sẽ tăng trong những tháng tới, và nếu có tăng cũng sẽ không đạt mức như các nhà sản xuất mong muốn.
• Giấy sack kraft (giấy chưa tẩy dùng làm túi gói hàng)
Tại châu Âu, một số nhà sản xuất đã tranh thủ cơ hội đơn đặt hàng nhiều và nguồn cung khan hiếm để nâng giá bán từ tháng 10.
• Giấy in báo
Giá tại Anh tăng từ 1/7 sau khi người dân Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU. Đồng bảng Anh giảm giá so với Euro và USD đã đẩy giá mặt hàng này tăng lên. Giá từ tháng 7 thường được áp dụng cho cả 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất chỉ dám ký hợp đồng quý, để xem xét lại mức giá mới cho quý IV (ký hợp đồng từ 1/10). Giá tại Ấn Độ tăng 5% trong tháng 7 do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn sau những hạn chế đối với nhập khẩu.
• Giấy in tạp chí

Giá trên thị trường Pháp giảm từ mấy tháng nay do nhu cầu yếu, và triển vọng sẽ chưa khả quan hơn trong thời gian tới.

Nguồn: VITIC

Nguồn: Vinanet