Năng lượng: Giá dầu giảm do nhà đầu tư giảm mua
Giá dầu ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York giảm 56 US cent (1,2%) xuống còn 48,22 USD/thùng trong khi giá dầu Brent tại London giảm 14 US cent xuống còn 51,62 USD/thùng.
Mặc dù có tin Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang nửa cuối năm 2017 nhưng giá dầu vẫn giảm bởi các nhà đầu tư sẽ tiếp tục giảm mua vào trong bối cảnh các nhà sản xuất dầu Mỹ đang tăng cường hoạt động khai thác.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Inc, số liệu mới nhất của Mỹ cho thấy sản lượng dầu gia tăng, với số giàn khoan dầu hoạt động trong tuần kết thúc vào ngày 17/3 đã tăng 14 lên 631, mức cao nhất kể từ tháng 9/2015. Hiện tại sản lượng dầu đá phiến Mỹ đã tăng quá 9,1 triệu thùng/ngày từ mức dưới 8,5 triệu thùng/ngày tháng Sáu năm ngoái. Sản lượng dầu của Mỹ gia tăng đang tác động tới những lo ngại về sự hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC.
Bên cạnh đó, việc một số nước ngoài OPEC bắt đầu tăng lượng dầu cung ứng. Số liệu chính thức cho hay sản lượng dầu thô của Saudi Arabia giảm khoảng 300.000 thùng/ngày trong tháng 1/2017 song báo cáo của OPEC trong tuần qua cho hay sản lượng đã hồi phục trong tháng 2/2017 đồng nghĩa với việc con số trên kém ý nghĩa.
Theo báo cáo mới đây của OPEC cho thấy trữ lượng đầu toàn cầu trong tháng Một tăng tới 278 triệu thùng. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà phân tích thị trường mới đây cho thấy OPEC cần phải kéo dài cắt giảm qua tháng Sáu do Mỹ tiếp tục tăng sản lượng khai thác.
Về một số thông tin liên quan, quốc gia dẫn đầu OPEC- Saudi Arabia vẫn đang tiếp tục tuân thủ cam kết. Dữ liệu chính thức cho thấy lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng Một của quốc gia này giảm khoảng 300.000 thùng.
Các nhà phân tích của công ty AB Bernstein ngày 20/3 nhận định rằng các thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC từ đầu năm 2017 sẽ bắt đầu phát huy hiệu quả trong khoảng thời gian từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư , và lượng dầu dự trữ do đó sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.
Triển vọng nguồn cung dầu ngoài OPEC tăng khiến các nhà phân tích của J.P. Morgan đã hạ dự báo giá dầu trong năm 2017 và 2018 xuống còn 55,75 USD/thùng và 55,50 USD/thùng (dầu Brent) và 53,75 USD/thùng và 53,50 USD/thùng (dầu WTI).
Năm ngoái, các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC trong đó có Nga cam kết cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2017. Trong đó, OPEC đăng ký cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và 558.000 thùng/ngày đối với các nước ngoài OPEC. Saudi Arabia dẫn đấu các quốc gia trong việc tuân thủ hiệp định với mức cắt giảm vượt cam kết. Trong khi đó, tỷ lệ tuân thủ của 11 nước ngoài OPEC là 64%.
Tuần này, thị trường tiếp tục theo dõi thông tin trữ lượng dầu Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba, thứ Tư tới. Tiếp đó, các nhà đầu tư trông ngóng thêm tín hiệu từ các quốc gia khai thác dầu hàng đầu thế giới thuộc thoả thuận cắt giảm để xem mức độ tuân thủ cam kết của họ là bao nhiêu.
Kim loại quý: Giá vàng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng hai tuần qua do đồng USD trượt xuống mức thấp nhất trong sáu tuần.
Giá vàng giao ngay tăng 0,44% lên 1.233,92 USD/ounce và đã có thời điểm chạm mức 1.235,5 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 6/3; vàng giao tháng Tư tăng 0,3% và được giao dịch ở mức 1.234 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng hơn 35 USD từ mức thấp ghi nhận trước khi Fed nâng lãi suất ngày 15/3 vừa rồi, trong khi đồng USD đã giảm 1,7%.
Đồng USD có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần so với rổ các đồng tiền chủ chốt là yếu tố chính chi phối giá vàng trong phiên này.
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bị chi phối bởi lập trường bảo hộ thương mại từ phía chính quyền mới của Mỹ.
Chuyên gia Phillip Streible của RJO Futures dự đoán Fed sẽ không quá vội vàng trong việc tăng lãi suất do những bất ổn liên quan đến việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và những hoài nghi về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Bên cạnh đó, các quan chức G20 đã phá vỡ truyền thống kéo dài một thập kỷ qua về ủng hộ thương mại mở khi chỉ nhắc chiếu lệ đến thương mại trong bản tuyên bố chung, qua đó để mặc chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng từ phía Mỹ.
Động thái này của G20 đã làm giới đầu tư lảng tránh các kênh đầu tư rủi ro và khiến họ tìm đến vàng vốn là tài sản trú ẩn an toàn.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục chờ đợi dữ liệu lạm phát từ khảo sát của Anh và khu vực sử dụng đồng euro trong bối cảnh Anh chuẩn bị rời Liên minh Châu Âu EU.
Nông sản: Giá đường giảm mạnh, cà phê tăng
Đường thô giá giảm 0,47 US cent hay 2,59% xuống 17,70 US cent/lb do hoạt động bán tháo sau khi trượt xuống dưới ngưỡng 18 US cent. Giá đường trắng giảm 13,8 USD hay 2,71% xuống 495,70 USD/tấn. Các yếu tố cơ bản vẫn không có lợi cho giá mặt hàng này, với dự báo sẽ dư thừa trong niên vụ 2017/18 sắp tới.
“Triển vọng nguồn cung rất tốt, còn về nhu cầu thì vẫn chưa rõ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ như thế nào. Giá có thể sẽ giảm hơn nữa”, Reuters dẫn lời một thương gia cho biết.
Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ dự kiến sẽ công bố số liệu mới nhất về sản xuất, qua đó có thể đoán chắc chắn hơn họ có hay không nhập khẩu đường.
Về thông tin liên quan, công ty đường quốc doanh Ai Cập (Sugar and Integrated Industries Company (ESIIC), đã huỷ cuộc đấu thầu mua đường thô. Brazil đang xem xét đề xuất của ngành đường và ethanol về việc tái áp thuế 20% đối với nhiên liệu sinh học nhập khẩu.
Với cà phê, arabica tăng 3,2 US cent (2,25%) lên 1,4525 USD/lb), trong khi robusta tăng 12 USD (0,55%) lên 2.196 USD/tấn.
Về ngũ cốc, dự báo sản lượng đậu tương Brazil cao kỷ lục gây áp lực lên thị trường này. Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu nhập khẩu đậu tương lại rất khả quan.
Cuối tuần qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng đậu tương của Brazil niên vụ này lên mức ước tính kỷ lục 108 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với ước tính trước đó. Ngoài ra, USDA còn điều chỉnh dự báo sản lượng ngô của nước Nam Mỹ này ở mức ước tính 91,5 triệu tấn, tăng 5 triệu tấn so với dự báo trước.
Theo USDA, sản lượng đậu tương toàn cầu ước tính đạt 1,05 tỷ tấn từ mức 1,04 tỷ tấn đưa ra trước đó.
Thị trường lúa mỳ tiếp tục chịu tác động từ các căng thẳng địa chính trị cũng như thiệt hại từ việc sương mù/đóng băng ở phía Đông Nam vùng Midwest (Mỹ).
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
48,22
|
-0,56
|
-1,2%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
51,62
|
-0,14
|
-0,25%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.610,00
|
-140,00
|
-0,39%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,07
|
+0,03
|
+1,05%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
161,67
|
+0,54
|
+0,34%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
152,22
|
+0,81
|
+0,53%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
458,00
|
-0,50
|
-0,11%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
45.360,00
|
-160,00
|
-0,35%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.232,30
|
+1,70
|
+0,14%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.444,00
|
-12,00
|
-0,27%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,42
|
-0,02
|
-0,10%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
62,80
|
-0,20
|
-0,32%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
967,28
|
-3,32
|
-0,34%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
781,43
|
-0,51
|
-0,07%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
264,00
|
-2,70
|
-1,01%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.880,00
|
-55,00
|
-0,93%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.922,00
|
+8,00
|
+0,42%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.864,00
|
-18,00
|
-0,62%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.350,00
|
+60,00
|
+0,30%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
363,00
|
-0,50
|
-0,14%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
429,25
|
-1,00
|
-0,23%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
248,75
|
-2,00
|
-0,80%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,85
|
0,00
|
-0,05%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.000,00
|
+0,50
|
+0,05%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
326,90
|
+0,30
|
+0,09%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
32,73
|
-0,01
|
-0,03%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
505,50
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.116,00
|
+103,00
|
+5,12%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
145,25
|
+3,20
|
+2,25%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,70
|
-0,47
|
-2,59%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
182,85
|
+1,90
|
+1,05%
|
Bông
|
US cent/lb
|
77,42
|
+0,09
|
+0,12%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
371,00
|
+9,20
|
+2,54%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
263,40
|
-4,60
|
-1,72%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,53
|
-0,01
|
-0,78%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg