Năng lượng: Giá dầu tăng 18-33%
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tiếp tục đi lên ngày thứ 2 liên tiếp do các nhà sản xuất của Mỹ cắt giảm sản lượng trong bối cảnh số lượng các giàn khoan dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục và nhiều quốc gia có kế hoạch nới lỏng các hạn chế ngăn chặn đại dịch virus corona.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 1,51 USD, tương đương 5,1%, lên 30,97 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,19 USD, tương đương 5%, lên 24,74 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng hơn 18%, trong khi dầu WTI tăng 33%, cả hai đều có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Số lượng các giàn khoan dầu và khí tự nhiên của Mỹ trong tuần vừa qua giảm 34 giảm xuống 374, là mức thấp kỷ lục. Đồng thời, các công ty dầu Bắc Mỹ giảm sản xuất nhanh hơn so với dự kiến của các nhà phân tích và hướng tới giảm sản lượng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 6/2020.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI tăng 25,1%, còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 17,1%, giữa bối cảnh nhu cầu nhiên liệu đang có xu hướng cải thiện khi ngày càng nhiều nước nới lỏng giãn cách xã hội.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp cân bằng cán cân cung cầu của thị trường dầu. Trong khi đó, Morgan Stanley cho rằng tình trạng dư cung của thị trường dầu thế giới có thể đã lên tới mức đỉnh điểm và những quan ngại về vấn đề thiếu công suất dự trữ đã giảm bớt phần nào.
Ngân hàng Goldman Sachs của gia tăng lạc quan triển vọng giá dầu trong năm tới do sản lượng dầu thô thấp và nhu cầu phục hồi. Trong khi đó, ngân hàng Phố Wall đã tăng dự báo giá dầu Brent chuẩn năm 2021 lên 55,63 USD/thùng, từ mức dự báo trước đó là 52,50 USD/thùng. Ngân hàng này cũng đã nâng dự báo giá dầu WTI từ 48,50 USD/thùng lên 51,38 USD/thùng.
Mặc dù vậy, theo các thương nhân và chuyên gia trong ngành, việc tuân thủ chưa đầy đủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên của Iraq và các nước sản xuất dầu nhỏ hơn như Nigeria and Angola có thể “phá hỏng” những nỗ lực của OPEC+, thậm chí dù sản lượng dầu của Nga - một trong những nước sản xuất dầu lớn trên thế giới - trong 5 ngày đầu tiên của tháng 5/2020 đã giảm xuống sát mức sản lượng mục tiêu. Trong đánh giá về thị trường dầu mỏ công bố vào ngày 8/5, IHS Markit cho biết sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu sẽ bị cắt giảm đáng kể trong quý II năm nay. Cơ quan này dự báo nhu cầu dầu trên toàn thế giới trong quý II/2020 sẽ đạt 22 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo chuyên gia phân tích Fraser của Schneider Electric biết, nhu cầu tiêu thụ có thể là điều kiện quan trọng nhất hiện nay, và phần lớn sự lạc quan trên thị trường hiện tại đều kết nối với việc nhu cầu dầu cải thiện đối với hầu hết các sản phẩm dầu tinh chế.
Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giảm từ mức cao nhất gần 2 tuần khi các nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng về việc các nền kinh tế mở cửa trở lại. Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.704,53 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.722,56 USD/ounce - cao nhất kể từ ngày 27/4/2020; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,7% xuống 1.713,9 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng khoảng 1%.
Trong tuần vừa qua, trên thị trường thế giới giá vàng biến động thất thường nhưng vẫn giữ vững trên ngưỡng 1.700 USD/ounce. Một loạt dữ liệu kinh tế yếu kém, bao gồm tình trạng thất nghiệp leo thang ở Mỹ, làm gia tăng nỗi lo về sự suy thoái toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra... giữ cho giá vàng ở mức cao.
Các chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ còn giữ đà tăng khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp tục tung ra các biện pháp kích thích nền kinh tế. Trong một dự báo gần đây, đại diện quỹ đầu tư VanEck, cho rằng vàng sẽ chạm ngưỡng 2.000 USD trong 12 tháng tới, khi thế giới đang đi vào thời kỳ suy thoái mà chưa biết bao giờ sẽ hồi phục trở lại.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng đà tăng của giá vàng sẽ bị hạn chế bởi kinh tế thế giới đang tốt lên.
Dữ liệu mới nhất vừa được công bố cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 4/2020. Đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với bức tranh kinh tế không chỉ của Trung Quốc.
Ông David Meger, Giám đốc phụ trách giao dịch kim loại tại Công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures cho rằng, số liệu việc làm mới nhất của Mỹ vô cùng tồi tệ. Song mặt khác, thị trường đã thấy một chút lạc quan tiến về phía trước với nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mở cửa lại từng bước.
Một yếu tố khác cũng tạo áp lực lên giá vàng là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc dường như đã “hạ nhiệt”, sau khi Bắc Kinh cho biết các nhà đàm phán từ cả hai nước đã đồng ý “cải thiện bầu không khí” để thực hiện thỏa thuận Giai đoạn 1. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp mức thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc.
Kim loại công nghiệp: Giá đi lên
Giá đồng tại Thượng Hải trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất 3 tuần và kết thúc tuần tăng thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi số liệu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh và dấu hiệu cho thấy rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ được thực hiện bất chấp gián đoạn do virus corona.
Giá đồng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,9% lên 43.610 CNY (6.162,39 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/4/2020. Tính chung cả tuần giá đồng tăng 1,2%. Trong khi, tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm tuần thứ 8 liên tiếp, giảm 11,6% xuống 204.219 tấn.
Nhập khẩu đồng thô của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng 4,4% so với tháng 3/2020 lên 460.000 tấn, trong khi nhập khẩu đồng cô đặc đạt mức đỉnh 2 triệu tấn.
Về những kim loại khác, giá kẽm trên sàn Thượng Hải tăng phiên thứ 5 liên tiếp, tăng 2,3% lên 17.950 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/2/2020; giá nhôm giảm 0,4% sau khi chạm mức thấp nhất 1 tuần (12.510 CNY/tấn).
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên trong phiên cuối tuần tăng 2,6% lên 633 CNY (89,52 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 1/8/2019; tính chung cả tuần, giá tăng 3,8%. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,9% lên 3.452 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.327 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,5% xuống 13.190 CNY/tấn.
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đang được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà máy thép địa phương tăng khi nước này hoạt động trở lại từ việc đóng cửa bởi đại dịch Covid-19.
Nông sản: Giá đồng loạt tăng trong phiên cuối tuần
Giá cà phê tăng trong phiên cuối tuần do đồng real Brazil tăng và mùa đông đến tại Nam Bán cầu. Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 2,65 US cent tương đương 2,4% lên 1,1165 USD/lb, sau khi giảm gần 2% trong phiên trước đó.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,4% xuống 10,29 US cent/lb.
Đối với ngũ cốc, giá đậu tương tại Chicago tăng trong phiên cuối tuần lên mức cao nhất 2 tuần, do hoạt động mua vào của Trung Quốc đã hỗ trợ giá và các thương nhân chờ đợi báo cáo cung cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra vào tuần tới.
Trên sàn Chicago phiên cuối tuần, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 6-1/4 US cent lên 8,5-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,56-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 23/4/2020, tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 1 US cent; giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1/2 US cent xuống 5,22 USD/bushel, tính chung cả tuần, giá tăng 5-1/2 US cent tương đương 1,1% và có tuần tăng đầu tiên kể từ ngày 10/4/2020; giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1-1/4 US cent lên 3,19-1/4 USD/bushel và tính chung cả tuần tăng 1 US cent tương đương 0,3%.
Nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp đã sụt giảm mạnh, giữa lúc các lệnh phong tỏa được áp dụng từ giữa tháng ba nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng trên toàn quốc, thậm chí buộc một số nông dân phải tiêu hủy sản phẩm của họ vì không thể bảo quản được lâu. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Mỹ D.Trump ngày 9/5 cho biết, chính phủ nước này sẽ thu mua sữa, thịt và các sản phẩm nông nghiệp trị giá 3 tỷ USD của người nông dân và các chủ trang trại trong nước kể từ đầu tuần tới.
Giá cao su tại Tokyo cũng tăng trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần, do giá dầu tăng khi nhiều nước nới lỏng việc đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona bùng phát. Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,4 JPY lên 152,7 JPY/kg, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2020. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 2,6%. Giá cao su tại Thượng Hải giảm 0,3% xuống 10.345 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới tuần qua

ĐVT

Giá 1/5

Giá 8/5

Giá 8/5 so với 7/4

Giá 8/5 so với 7/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

19,78

24,16

-0,58

-2,34%

Dầu Brent

USD/thùng

26,44

30,43

-0,54

-1,74%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

20.970,00

23.260,00

+260,00

+1,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,89

1,83

+0,01

+0,33%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

76,63

94,76

-0,46

-0,48%

Dầu đốt

US cent/gallon

80,55

89,92

-0,01

-0,01%

Dầu khí

USD/tấn

220,00

248,00

+5,75

+2,37%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

31.410,00

32.630,00

+470,00

+1,46%

Vàng New York

USD/ounce

1.700,90

1.712,50

-1,40

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.841,00

5.874,00

+15,00

+0,26%

Bạc New York

USD/ounce

14,94

15,89

+0,11

+0,71%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,50

53,50

+0,60

+1,13%

Bạch kim

USD/ounce

766,16

780,38

+8,62

+1,12%

Palađi

USD/ounce

1.917,84

1.901,39

+9,33

+0,49%

Đồng New York

US cent/lb

231,20

242,95

+2,35

+0,98%

Đồng LME

USD/tấn

5.110,00

5.274,00

+76,00

+1,46%

Nhôm LME

USD/tấn

1.487,00

1.485,00

+5,50

+0,37%

Kẽm LME

USD/tấn

1.913,50

2.003,50

+28,50

+1,44%

Thiếc LME

USD/tấn

15.000,00

15.225,00

+25,00

+0,16%

Ngô

US cent/bushel

318,50

322,25

+3,00

+0,94%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

516,50

524,75

+2,75

+0,53%

Lúa mạch

US cent/bushel

286,25

300,50

+1,50

+0,50%

Gạo thô

USD/cwt

14,78

15,30

-0,03

-0,20%

Đậu tương

US cent/bushel

849,50

857,00

+6,50

+0,76%

Khô đậu tương

USD/tấn

292,50

292,40

+1,60

+0,55%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,50

26,77

+0,23

+0,87%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

466,20

469,20

+0,60

+0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.402,00

2.400,00

+19,00

+0,80%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,10

111,65

+2,65

+2,43%

Đường thô

US cent/lb

10,97

10,29

-0,04

-0,39%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

113,10

119,45

+0,10

+0,08%

Bông

US cent/lb

55,84

56,63

+0,36

+0,64%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

328,50

365,00

+18,90

+5,46%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,50

154,30

+1,60

+1,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,01

1,10

+0,01

+0,82%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg