Những mặt hàng tăng giá

Những mặt hàng giảm giá

Giá vàng tăng

Trong năm 2017, giá vàng được lợi từ việc đồng USD yếu đi. Kim loại quý này đã có một năm giao dịch tương đối ấn tượng, cho dù mức tăng giá của vàng chưa sánh được với thị trường chứng khoán Mỹ.
Giá vàng giao ngay đã tăng 13% trong năm 2017 lên 1.303,37 USD/ounce, trong khi vàng giao sau tăng 12% lên 1.309,30 USD/ounce, là năm giao dịch tốt nhất của giá vàng kể từ năm 2010.
Trong nhóm các kim loại quý, palađi có mức tăng giá mạnh nhất trong năm qua với 57%. Trong khi đó, bạc và bạch kim lần lượt đón nhận mức tăng 6% và 3% trong cả năm 2017.
Diễn biến của giá vàng thường đi ngược với xu hướng dịch chuyển của đồng USD. Vàng hưởng lợi trong năm 2017 khi đồng bạc xanh chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ năm 2003, do căng thẳng địa chính trị liên quan tới CHDCND Triều Tiên, cáo buộc Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ lệ lạm phát của Mỹ duy trì ở mức thấp.
Lượng vàng mà các nhà đầu tư nắm giữ trong các quỹ đầu tư theo chỉ số dựa trên biến động của giá vàng trong năm 2017 vừa qua đã tăng 11% lên 71,4 triệu ounce.
Tuy vậy, theo nhà phân tích Georgette Boele từ ABN Amro, thị trường vàng có nguy cơ bị tổn thương trong năm 2018 do sự phục hồi của đồng USD cũng như lợi suất trái phiếu.
Theo các nhà chiến lược thuộc ngân hàng Goldman Sachs, ba yếu tố có thể khiến giá vàng đi xuống trong vài tháng tới là đà tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế phát triển, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất và các nguy cơ địa chính trị hoặc suy thoái trầm trọng giảm bớt.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn quan tâm đến kim loại quý này như là phương tiện tích trữ an toàn trước nguy cơ thị trường chứng khoán đảo chiều hay nợ quốc gia của Mỹ tăng vọt, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chính sách cắt giảm thuế.
Giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn từ việc đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, nhà phân tích thị trường James Hughes thuộc AxiTrader cho rằng những nguy cơ địa chính trị giảm bớt và việc các ngân hàng trung ương áp dụng chính sách bình thường hóa hay ổn định hóa chính sách tiền tệ đồng nghĩa với nhu cầu đầu tư vào vàng như là kênh trú ẩn an toàn cũng giảm theo.
Theo đó, giá vàng có thể duy trì đà đi lên trong ngắn hạn nhưng cũng có thể rớt xuống dưới mức 1.300 USD/ounce vào thời điểm cuối năm 2018.
Các chuyên gia phân tích thuộc Goldman Sachs thậm chí đưa ra dự báo kém lạc quan rằng giá vàng có thể quay trở lại ngưỡng 1.200 USD/ounce vào giữa năm 2018, trước tác động từ quyết định nâng lãi suất của Fed, đà tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế phát triển và những rủi ro địa chính trị lắng xuống.
Giá dầu tăng mạnh
Giá dầu thô và các sản phẩm dầu đã tăng mạnh trong năm vừa qua do những nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt, trong đó có Nga, nhằm giảm sản lượng để đẩy giá lên, bất chấp sản lượng dầu thô của Mỹ tăng hơn 16% kể từ giữa năm 2016 và đang tiến gần mức 10 triệu thùng/ngày (yếu tố kìm hãm đà phục hồi của giá dầu).
Kết thúc năm, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 2/2018 đạt lên 60,42 USD/thùng, là lần đầu tiên kể từ ngày 23/6/2015
vượt mức 60 USD/thùng; trong khi đó dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2018 đạt 66,87 USD/thùng; dầu sưởi ấm giao tháng 1/2018 đạt 2,0755 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) - cao nhất kể từ ngày 27/2/2015; còn khí đốt tự nhiên giao tháng 2/2018 đạt 2,95 USD/mBtu.
Trong tháng 12 nhìn chung cả dầu WTI và Brent đều ghi nhận diễn biến tích cực, với dầu WTI tăng 5,3%, còn dầu Brent tăng 5,2. Trong quý 4, 2 loại dầu tăng lần lượt 17% và 16%, còn trong năm 2017 tăng lần lượt 12,5% và 18%. Giá dầu sưởi ấm tăng 10% trong tháng 12, tăng 15% trong quý 4 và tăng 22% trong năm 2017.
Dù có sự năng động của Trung Quốc trong việc sử dụng năng lượng tái tạo, giá than đá vẫn khá cao trong năm 2017. Giá than đá của Australia đã tăng 10% lên hơn 100 USD/tấn vì Bắc Kinh quyết định đóng cửa một số mỏ của nước này và vì thế phải nhập khẩu nhiều hơn.
Riêng giá khí đốt tự nhiên giảm 2,4% trong tháng 12, giảm 1,8% trong quý 4 và giảm 21% trong năm 2017.
Trong khi đà tăng giá được hỗ trợ bởi lượng dầu thừa trên thị trường giảm do hiệu quả của nỗ lực cắt giảm sản lượng từ OPEC và các nước đồng minh trong đó có Nga thì các yếu tố khác như sự cố đường ống dẫn dầu ở Biển Bắc và Libya, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng là những động lực trong năm 2017. Việc Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu dầu thô cũng góp phần nâng giá dầu lên.
Trong năm 2018, các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi liệu rằng sản lượng khai thác của Mỹ có phá vỡ nỗ lực của cắt giảm sản lượng của OPEC. Trong năm qua, tổng số giàn khoan tại Mỹ đã tăng 271 giàn lên 929 giàn. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần 9,2% so với đầu năm 2017, và nhiều chuyên gia dự đoán sản lượng của nước này sẽ vượt mốc 10 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017, con số chỉ đứng sau Saudi Arabia và Nga.
Ngày càng nhiều người dự đoán rằng số lượng giàn khoan của Mỹ sẽ tiếp tục tăng và thậm chí đạt ngưỡng kỷ lục trong năm 2018. Điều này đi ngược hoàn toàn so với kế hoạch của OPEC khi họ đang cố gắng cắt giảm sản lượng và tái cân bằng thị trường đến hết năm 2018. Sau khi cơn bão Harvey quét qua vùng Gulf Coast cuối tháng 8, tình hình bất ổn ở Iraq và sự cố đường ống dẫn dầu ở Anh đã góp phần thúc đẩy giá dầu. Các chuyên gia dự đoán sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018. Sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật khai thác được cho là yếu tố then chốt dẫn tới "cuộc cách mạng" khai thác dầu đá phiến, từ đó có thể làm thay đổi sơ đồ các quốc gia có ảnh hưởng tới ngành năng lượng toàn cầu cũng như địa chính trị.
Chuyên gia phân tích Ric Spooner cho biết: "Yếu tố chính thúc đẩy thị trường dầu thô trong năm 2017 là thỏa thuận thuận cắt giảm sản lượng. Điều này có tác dụng rút lượng dầu thừa trên thị trường mặc dù Mỹ, Libya và Nigeria tăng cường sản lượng.
Kim Kwangrae - chuyên gia phân tích hàng hóa tại Samsung Futures cho rằng cuộc chiến dầu thô giữa OPEC và Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu hiện đang mức 60 USD/thùng. Trái lại, giống như năm 2017, các yếu tố bất ổn địa chính trị sẽ hỗ trợ giá dầu trong năm 2018.
Cán cân cung – cầu dầu thô toàn cầu

Nông sản hầu hết giảm giá

Khác với năng lượng và các sản phẩm công nghiệp, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp kết thúc năm 2017 với xu hướng giảm giá, dưới áp lực từ sản lượng gia tăng kỷ lục. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp kết thúc năm 2017 với giá khá thấp.
Giá lúa mỳ tăng khiêm tốn 5% trong năm 2017 sau khi diện tích canh tác bị thu hẹp liên tiếp trong 4 năm. Thêm vào đó, nguồn cung lúa mỳ giàu protein suy giảm do hệ quả hiện tượng thời tiết cực đoan La Niña. Ngoại trừ lúa mì, hầu hết các nông sản khác giảm giá.
Giá ca cao ở London kết thúc năm 2017 giảm 20% đánh dấu năm giảm thứ 2 sau khi lao dốc 23% năm trước đó do chịu áp lực bởi sản lượng dư thừa kỷ lục niên vụ 2016/2017.
Giá ngô và đậu tương giảm khoảng 5% trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng ngô đạt ngưỡng kỷ lục lần thứ 8 trong vòng 10 năm, và sản lượng đậu tương cũng đạt đỉnh 4 lần trong vòng 5 năm qua.
Giá dầu cọ giảm 10% năm vừa qua với sản lượng khu vực Đông Nam vượt nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Châu Âu.
Trái với xu hướng tăng của năm 2016, giá đường thế giới giảm mạnh trong năm 2017 khi nguồn cung tăng và thị trường trở nên dư thừa. Năm 2017, giá đường thô giảm 22,4% xuống 15,16 US cent/lb, mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 năm; trong khi đó đường trắng giảm 25% xuống 394,70 USD/tấn. Thời tiết tốt ở nhiều nước sản xuất nguyên liệu đường chủ chốt hứa hẹn sản lượng tăng. Tổ chức Đường Thế giới dự đoán lượng đường dư thừa trên thế giới niên vụ 2017/2018 có thể lên tới 5 triệu tấn so với mức thâm hụt 3,1 triệu tấn trong niên vụ 2016/2017. Trong khi đó, nhu cầu đường không có sự đột biến.
Cà phê arabica giảm 8% trong năm 2017 xuống 1,262 USD/lb, trong khi robusta giảm 20% xuống 1.718 USD/tấn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trong báo cáo công bố ngày 8/12 nhận định xuất khẩu cà phê toàn cầu sẽ tăng vào cuối niên vụ trong bối cảnh sản lượng giảm ở Brazil nhưng tăng ở châu Phi, châu Á và Trung Mỹ. Dự báo xuất khẩu sẽ chậm lại vào niên vụ 2017/18 (bắt đầu từ 1/10), một phần do sản lượng giảm ở Brazil và mưa lớn ở Colombia làm cho việc thu hoạch bị chậm lại.
Sản lượng cà phê thế giới dự báo tăng 0,8% lên 158,69 triệu bao trong niên vụ 2017/18. Tuy nhiên, số liệu mới đây cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng ở châu Á và châu Đại dương dự báo tăng 4,4% nhờ thời tiết thuận lợi, nhất là ở Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới. Sản lượng ở Trung Mỹ và Mexico chắc chắn sẽ tăng 4,3% trong niên vụ 2017/18 vì sản lượng hồi phục ở một số nước sau khi bị dịch bệnh gỉ lá cách đây vài năm.
Theo Intimex Group, nhà xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, sản lượng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 5-10%, phục hồi từ vụ mùa thất thu do mưa năm ngoái. Tại Brazil, các nhà kinh doanh hy vọng sản lượng sẽ tăng lên khi cây cà phê arabica đang vào nửa đầu của chu kỳ hai năm năng suất cao. Một số thậm chí còn đánh cược vào một vụ mùa siêu bội thu với mức sản lượng kỷ lục.
Giá cao su Tokyo giảm 18% trong năm 2017 sau khi tăng mạnh ở năm trước đó. trở thành một trong những mặt hàng có diễn biến giá tốt nhất trong năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm, nguồn cung cao su thiên nhiên trên toàn thế giới tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016 lên 11,7 triệu tấn, theo Báo cáo Thống kê và Xu hướng Cao su Thiên nhiên của ANRPC. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên chỉ tăng 1,2% lên 11,8 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2017.
Giá cao su tự nhiên được kỳ vọng phục hồi sau biện pháp cắt giảm xuất khẩu của ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Indonesia, Malaysia và Thái Lan, với mức cắt giảm tổng cộng 350.000 tấn từ ngày 22/12/2017 – 31/3/2018. Ngoài ra, giai đoạn mùa đông khai thác thấp điểm và sản lượng vốn đã giảm có thể giúp đẩy giá cao su tăng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

30/12/2016

29/12/17

+/-

+/-(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,72

60,42

+0,58

+0,97%

Dầu Brent

USD/thùng

56,82

66,87

+0,71

+1,07%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.480,00

44.260,00

-70,00

-0,16%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,72

2,95

+0,04

+1,34%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

167,39

179,58

+0,12

+0,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

172,82

206,81

+1,84

+0,90%

Dầu khí

USD/tấn

504,75

601,75

+3,50

+0,59%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.610,00

59.340,00

+70,00

+0,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.151,70

1.309,30

+12,10

+0,93%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.304,00

4.707,00

+22,00

+0,47%

Bạc New York

USD/ounce

15,99

17,15

+0,22

+1,31%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,00

61,70

+0,60

+0,98%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

903,10

928,25

0,00

0,00%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

680,96

1.063,52

-4,71

-0,44%

Đồng New York

US cent/lb

250,55

330,05

-0,80

-0,24%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.535,50

7.247,00

-42,00

-0,58%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.693,00

2.268,00

-16,00

-0,70%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.576,00

3.319,00

+14,00

+0,42%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.125,00

20.025,00

+100,00

+0,50%

Ngô

US cent/bushel

352,00

350,75

-1,25

-0,36%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

408,00

427,00

-0,75

-0,18%

Lúa mạch

US cent/bushel

228,50

241,00

-2,00

-0,82%

Gạo thô

USD/cwt

9,61

11,91

-0,04

-0,33%

Đậu tương

US cent/bushel

1.004,00

961,75

+5,00

+0,52%

Khô đậu tương

USD/tấn

316,60

316,80

+0,70

+0,22%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,66

33,26

+0,55

+1,68%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

504,00

488,70

+1,40

+0,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.126,00

1.892,00

-19,00

-0,99%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

137,05

126,20

+1,40

+1,12%

Đường thô

US cent/lb

19,51

15,16

+0,16

+1,07%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

213,00

136,85

+1,00

+0,74%

Bông

US cent/lb

70,65

78,63

-0,17

-0,22%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

329,40

441,90

-2,20

-0,50%

Cao su TOCOM

JPY/kg

248,80

207,00

+0,30

+0,15%

Ethanol CME

USD/gallon

1,56

1,35

+0,01

+1,04%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet