Năng lượng: Giá biến động trong các phiên, song kết thúc tuần vững so với đầu tuần
Thị trường dầu mỏ thế giới vừa trải qua những phiên biến động mạnh do lo ngại Covid-19 tăng mạnh ở Mỹ và nhiều nước khác sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu, giữa bối cảnh OPEC+ sắp hạ mức cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm mạnh và kỳ vọng sắp có vắc xin chống Covid-19 ngăn giá dầu giảm sâu.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2020 giảm 16 US cent (0,4%), xuống 40,59 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2020 hạ 23 US cent (0,5%), xuống 43,14 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI tăng nhẹ 0,1%, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc nhích tăng 0,2%.
Nhu cầu dầu đã phục hồi rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, sau khi giảm 30% trong tháng 4 khi các quốc gia hạn chế đi lại và các doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên, mức tiêu thụ hiện nay vẫn thấp hơn so với trước khi xảy ra đại dịch, trong khi nhu cầu đang có xu hướng giảm trở lại khi mà số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh.
Lukman Otunuga, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại FXTM nhận định rằng, mặc dù nhu cầu tiêu thụ dầu đã cải thiện trong những tuần gần đây do việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa, nhưng việc thu hẹp mức cắt giảm sản lượng có thể xuất hiện sớm khi sự phục hồi các nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh và số ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở Mỹ.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên xuống mức thấp kỷ lục trong tuần thứ 11 liên tiếp.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 1 giàn xuống còn 180 giàn trong tuần này. Số giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm 18 tuần liên tiếp, cho thấy đà sụt giảm sản lượng trong thời gian tới.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Giá vàng nhanh chóng tăng trở lại trong phiên cuối tuần do số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng mạnh khiến các nhà đầu tư trở nên khó đoán về triển vọng hồi phục kinh tế. Đồng USD yếu đi cũng góp phần hỗ trợ giá vàng tăng.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.809,85 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng tăng 0,5% lên 1.810 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6%.
Chỉ số USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm 0,4% trong phiên vừa qua.
Ông Phillip Streible, nhà chiến lược thị trường hàng đầu tại Trung tâm Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ), nhận đinh: giá vàng có thể chạm mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay, nhờ một loạt yếu tố như lãi suất thấp hơn, các biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ và kinh tế suy yếu.
Ông Rory Townsend, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường vàng của Công ty môi giới đầu tư WoodMac cho biết, mặc dù đã tiến hành các biện pháp kích thích gần đây, các ngân hàng trung ương vẫn muốn trấn an thị trường rằng họ chưa đưa ra hết các biện pháp hỗ trợ. Do vậy, các ngân hàng này sẽ còn đưa ra nhiều gói kích thích hơn nữa.
Chuyên gia Townsend nói thêm, quy mô của các gói kích thích đủ lớn để hỗ trợ được giá vàng trong thời gian tới. Chính sự gia tăng mạnh mẽ của các gói kích thích trên toàn cầu để bảo vệ các nền kinh tế khỏi tác động của dịch Covid-19 đã đưa giá vàng tăng hơn 19,3% tính từ đầu năm đến nay.
Còn chiến lược gia về thị trường hàng hóa của Công ty tư vấn ANZ, bà Soni Kumari cho biết, các yếu tố như lãi suất thực tế ở mức âm, cân đối tài chính của các ngân hàng trung ương đều gia tăng mạnh, đồng USD yếu hơn và số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn đi lên đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một kênh “trú ẩn an toàn”. Ngoài ra, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đưa thị trường vàng lên cao hơn.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng vững, quặng sắt tăng tuần thứ 2 liên tiếp
Giá đồng ở quanh mức cao nhất trong vòng 2 năm ở phiên cuối tuần do sự gián đoạn nguồn cung, mặc dù mối quan hệ Mỹ - Trung và dịch Covid-19 cản trở đà tăng.
Kết thúc phiên, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,1% lên 6.455,50 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng tuần thứ 9 liên tiếp.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần đi lên tuần thứ 2 liên tiếp do nhu cầu mạnh từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 826 CNY (118,06 USD)/tấn, tuy nhiên tính chung cả tuần vẫn tăng 4,5%.
Nhu cầu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc vẫn mạnh, trong khi nguồn cung từ Brazil yếu sau vụ vỡ đập năm 2019. Điều này dự báo sẽ giữ cho giá quặng duy trì ở mức cao.
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 10) tăng 0,2% lên 3.626 CNY/tấn, tính chung cả tuần tăng 1%; thép cuộn cán nóng tăng 0,03% lên 3.752 CNY/tấn trong phiên này.
Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của các lò cao ở 247 nhà máy thép Trung Quốc đến ngày 17/7 là 92,26%, chỉ giảm 0,1% so với tuần trước đó, trong khi tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nông sản: Giá nhìn chung tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 1 USD trong phiên cuối tuần, xuống 2.160 USD/tấn, trong khi đường trắng tăng 3,9 USD (1,1%) ;êm 352,4 USD/tấn.
Giá cà phê arabica phiên cuối tuần tăng 3,95 US cent (4%) lên 1,023 USD/lb, mức cao nhất kể từ 6/7. Nguyên nhân do thời tiết ở Brazil dự báo sẽ chứng kiến nhiệt độ giảm trong tuần tới, một số khu vực có khả năng sương giá. Các quỹ hàng hóa tích cực mua mặt hàng này trước khi kết thúc tuần. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 50 USD (4%) lên 1.293 USD/tấn.
Giá cao su trên sàn Tokyo đi lêntrong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần cũng tăng nhẹ, chủ yếu do giá ở Thượng Hải tăng và đồng yen yếu đi. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như về số ca nhiễm Covid-19 tăng.
Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn TOCOM tăng 0,7 JPY lên 156,3 JPY (1,46 USD)/kg, tính chung cả tuần giá tăng 0,8%. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng giao dịch nhiều nhất là tháng 9, có mức giá tăng 15 CNY lên 10,610 CNY (1.517 USD)/tấn.
Nhà phân tích Jiong Gu của Yutaka Shoji Co dự báo giá cao su sẽ vẫn trong khoảng biến độ hẹp vào tuần tới vì thị trường thiếu xu hướng do chưa có các yếu tố cơ bản mới.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 10/7

Giá 17/7

Giá 17/7 so với 16/7

Giá 17/7 so với 16/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,55

40,59

-0,16

-0,39%

Dầu Brent

USD/thùng

43,24

43,14

-0,23

-0,53%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.360,00

28.660,00

-110,00

-0,38%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,81

1,72

0,00

-0,29%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

128,31

122,45

-0,94

-0,76%

Dầu đốt

US cent/gallon

124,12

121,91

-0,88

-0,72%

Dầu khí

USD/tấn

369,75

367,50

-1,50

-0,41%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.420,00

43.640,00

-110,00

-0,25%

Vàng New York

USD/ounce

1.801,90

1.810,00

+9,70

+0,54%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.194,00

6.230,00

+21,00

+0,34%

Bạc New York

USD/ounce

19,05

19,76

+0,19

+0,98%

Bạc TOCOM

JPY/g

64,10

66,30

+0,30

+0,45%

Bạch kim

USD/ounce

827,52

840,24

+15,08

+1,83%

Palađi

USD/ounce

1.969,31

2.020,36

+29,49

+1,48%

Đồng New York

US cent/lb

289,75

290,45

+0,30

+0,10%

Đồng LME

USD/tấn

6.412,00

6.448,00

+11,50

+0,18%

Nhôm LME

USD/tấn

1.688,50

1.661,50

-9,00

-0,54%

Kẽm LME

USD/tấn

2.193,50

2.182,50

-43,00

-1,93%

Thiếc LME

USD/tấn

17.310,00

17.330,00

-40,00

-0,23%

Ngô

US cent/bushel

-11,50

333,00

+2,75

+0,83%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

+9,00

534,75

-0,50

-0,09%

Lúa mạch

US cent/bushel

-3,00

270,75

-2,75

-1,01%

Gạo thô

USD/cwt

-0,16

11,83

+0,04

+0,30%

Đậu tương

US cent/bushel

-10,75

895,00

+4,00

+0,45%

Khô đậu tương

USD/tấn

-5,30

294,10

-0,70

-0,24%

Dầu đậu tương

US cent/lb

-0,08

30,54

+0,70

+2,35%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

-1,90

483,50

+4,10

+0,86%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.160,00

2.160,00

-1,00

-0,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

97,40

102,30

+3,95

+4,02%

Đường thô

US cent/lb

11,76

11,73

-0,06

-0,51%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

129,20

127,30

+5,10

+4,17%

Bông

US cent/lb

64,31

61,94

-0,60

-0,96%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

498,40

550,80

+26,60

+5,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

156,50

156,50

+0,20

+0,13%

Ethanol CME

USD/gallon

1,32

1,17

-0,04

-2,90%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg