Giá thép tại miền Bắc: Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn giá bán, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý không có biến động, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.
Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.100 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.240 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.590 đồng/kg.
Còn với thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.950 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung: Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua với giá 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm có giá 14.800 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam: Thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.540 đồng/kg.
Thép cuộn CB240 trong nước giảm 100.000 đồng/tấn
Theo Steel Online, ngày 17/8, một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước hạ giá 100.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép cuộn CB240, xuống còn 13,5 – 14,04 triệu đồng/tấn. Thép thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán.
Cụ thể, trong ngày 17/8, các thương hiệu Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức và Việt Sing đều đồng loạt giảm 100.000 đồng/tấn. Riêng thép Việt Nhật vẫn giữ nguyên giá.
Khu vực miền Trung ghi nhận giá thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg tại hai thương hiệu gồm Hòa Phát và Việt Đức. Trong khi đó, thương hiệu Pomina giữ nguyên giá giao dịch cũ.
Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg tại thương hiệu Hòa Phát. Hai thương hiệu Pomina và Thép Miền Nam không có thay đổi mới.
Như vậy, đây đã là đợt giảm giá lần thứ 17 tính từ đầu năm đến nay.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, nguyên nhân giá thép liên tục giảm thời gian qua là do tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục. Hiện các dự án dân dụng khởi công quá ít, còn các dự án cao tốc tuy có khởi sắc nhưng cũng chưa đủ sức giúp cho thị trường thép tốt hơn.
Bên cạnh đó, VSA cho rằng giá thép trong nước liên tục phải điều chỉnh giảm còn do các doanh nghiệp phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 20 Nhân dân tệ, lên mức 3.786 CNY/tấn.
Theo Financial Times, ngày càng nhiều nhà máy luyện kim của châu Âu phải đối diện với nguy cơ đóng cửa vì cuộc khủng hoảng năng lượng. Điều này đồng nghĩa châu Âu có thể phải tính đến phương án tăng cường nhập khẩu, bởi sản lượng trong nội khối không đủ để đáp ứng nhu cầu.
Tom Mulqueen - chiến lược gia nghiên cứu về kim loại nhận định: “Một điều có thể nhận thấy rõ là các công ty luyện kim tại châu Âu sẽ phải cắt giảm sản lượng sớm và mạnh hơn dự kiến”.
Việc các nhà máy luyện kim đóng cửa sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của châu Âu do các công ty lớn trong ngành như thép, thân vỏ máy bay và ô tô, quốc phòng đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Hiện ngành công nghiệp này mới chỉ đang phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài đối với các sản phẩm như nhôm và thiếc. Nếu ngày càng nhiều nhà máy luyện kim đóng cửa, họ buộc phải tìm đến các nhà cung cấp nước ngoài, giúp Trung Quốc và Nga củng cố vị thế của họ trên thị trường toàn cầu.
Đồng thời, nếu ngày càng nhiều nhà máy luyện kim đóng cửa sẽ đi ngược lại với mục tiêu củng cố ngành chế biến khoáng sản chiến lược trong đó bao gồm cả bauxite - nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
Theo cơ quan thương mại về kim loại màu châu Âu Eurometaux, một nửa sản lượng nhôm và kẽm của EU đã bị cắt giảm do ngày càng nhiều nhà máy phải đóng cửa vì chi phí năng lượng quá cao.
Tại các nước bao gồm Na Uy, Iceland và Anh, công ty tư vấn CRU cho rằng sản lượng kẽm năm 2022 có thể giảm 10% xuống 2,2 triệu tấn, và sản lượng nhôm cũng giảm khoảng 20% xuống 3,4 triệu tấn.
Cuộc khủng hoảng luyện kim vượt ra ngoài châu Âu. Tại Mỹ trong năm nay, những thách thức về hoạt giá điện tăng cao trong khi giá nhôm tương đối thấp đã buộc Công ty Alcoa phải đóng cửa vĩnh viễn một nhà máy luyện kim Indiana. Đồng thời, chi phí năng lượng lớn cũng kiến Century Aluminium phải ngừng hoạt động nhà máy lọc dầu khổng lồ của mình ở Kentucky.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang cân nhắc việc cắt giảm nguồn kim loại, kết hợp với tồn kho nhôm và kẽm cực thấp tại các kho hàng trên sàn giao dịch London trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm từ một cuộc suy thoái có thể xảy ra.