Do giá tăng, các nhà máy thép của Trung Quốc nỗ lực gia tăng công suất sản xuất khiến tổng sản lượng thép toàn cầu năm nay có thể sẽ không thấp hơn so với năm ngoái, theo S&P Global Platts Analytics.
Từ đầu tháng 3/2021 đến nay, giá thép cuộn cán nóng nội địa ở Trung Quốc đã tăng khoảng 12%, lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2008, do thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đình chỉ hoạt động của một số cơ sở sản xuất tương đương 30% công suất lò cao của thành phố này, tương đương khoảng 34 triệu tấn/năm phải dừng hoạt động.
Platts Analytics dự kiến tỷ suất lợi nhuận thép tăng do việc Đường Sơn cắt giảm sản lượng sẽ dẫn đến việc tỷ lệ sử dụng công suất luyện gang năm nay tăng lên cao hơn mức 87% hồi cuối tháng 3/2021, đạt khoảng 998 triệu tấn. Nếu tỷ lệ này tăng lên 90% vào tháng 4/2021 thì công suất luyện gang sẽ được bổ sung thêm 10 triệu tấn/năm, đến mức ngành luyện gang phải tạm dừng tăng công suất để đưa tỷ lệ sử dụng công suất luyện gang của Trung Quốc xuống dưới mức của năm ngoái. Nếu tỷ lệ này tăng lên 95% - do lợi nhuận tăng vọt – thì công suất luyện sang sẽ được bổ sung thêm 60 tiệu tấn/năm.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2020, tỉnh Giang Tô sản xuất 121 triệu tấn thép thô, chiếm 11% tổng sản lượng của Trung Quốc. Thành phố Tần Hoàng Đảo có công suất sản xuất 12 triệu tấn thép thô/năm.
Dự đoán Trung Quốc sẽ bổ sung công suất ròng sản xuất gang năm 2021 thêm 18 triệu tấn/năm, và công suất thép thô thêm 30 triệu tấn. Như vậy, khi những cơ sở mới đi vào sản xuất thì nước này sẽ phải buộc nhiều cơ sở sản suất gang và thép nữa phải tạm dừng hoạt động vào 6 tháng cuối năm 2021 để nước này đáp ứng được mục tiêu về sản lượng.
Trung Quốc đang xem xét hạ mức hoàn thuế xuất khẩu thép để giảm xuất khẩu thép ra nước ngoài và gián tiếp không khuyến khích sản xuất thép. Mặc dù vẫn chưa rõ khi nào nước này sẽ giảm mức hoàn thuế xuất khẩu, và sẽ thực hiện việc cắt giảm như thế nào, nhưng thị trường nhìn chung cho rằng Chính phủ Trung Quốc muốn xuất khẩu thép của nước này năm 2021 giảm khoảng 20 triệu tấn so với mức dưới 54 triệu tấn của năm 2020.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung thép toàn cầu bị thắt chặt, việc Trung Quốc xóa bỏ hoặc giảm mức hoàn thuế xuất khẩu mặt hàng này sẽ càng khiến giá thép thế giới tăng cao hơn nữa. Và khi đó, xuất khẩu thép vẫn mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho các nhà sản xuất thép của nước này, kể cả khi giảm mức hoàn thuế xuất khẩu.
Giá thép ở Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, trong khi giá tại Ấn Độ cũng tăng mạnh, theo xu hướng cung trên toàn cầu. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thép thế giới đã tăng khoảng 10%. Cả thép cây và thép cuộn cán nóng đều có mức tăng giá mạnh nhất trong số các hàng hóa kể từ đầu năm đến nay, vượt cả mức tăng giá quặng sắt.
Giá thép tại Ấn Độ đã quay trở lại mức cao như hồi tháng 1/2021. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Ấn Độ hồi tháng 1/2021 đạt đỉnh cao 57.500 rupee/tấn, sau đó giảm xuống 53.000 rupee vào tháng 3/2021, nhưng nay đã hồi phục trở về mức như hồi tháng 1.
Việc giá thép Ấn Độ nói riêng và Châu Á nói chung hồi phục không chỉ củng cố niềm tin vào sự bền vững của giá thép, ít nhất là trong ngắn hạn, mà công ty môi giới Jefferies India còn tin rằng giá sẽ còn tăng tiếp do nhu cầu mạnh.