Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 10h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 61,10 triệu đồng/lượng - bán ra 61,87 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 60,90 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng) - bán ra 61,70 triệu đồng/lượng (không đổi).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 61,10 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng) - bán ra 61,80 triệu đồng/lượng (không đổi).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 61,10 triệu đồng/lượng - bán ra 61,80 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới 1.857 – 1.862 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 19/11 giao dịch quanh ngưỡng 1.857 - 1.862 USD/ounce, giảm 8 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng thế giới giảm vì những bất ổn xoay quanh thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt các biện pháp kích thích tiện tệ và nâng lãi suất, sau khi dữ liệu lạm phát tại Mỹ tăng cao thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng giảm bị kìm hãm vì đồng USD đã suy yếu từ mức đỉnh 16 tháng và thị trường bắt đầu cho rằng, đà tăng gần đây của USD có thể đã chững lại.
Vàng hiện rất khó tìm ra hướng đi do sự không chắc chắn liên quan đến biến động của USD và phản ứng nhanh hay chậm của Fed, cũng như các ngân hàng trung ương khác đối với lạm phát.
Không chỉ thị trường vàng đã thoát ra khỏi mô hình hợp nhất kéo dài 5 tháng, mà các nhà phân tích lưu ý rằng, kim loại quý này đang bước vào thời kỳ tăng mạnh mẽ theo mùa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Động lực mới của vàng cũng cho thấy tâm lý được cải thiện trong thị trường khai thác. Sự đột phá về phạm vi đối với vàng cũng do các điều kiện tiền tệ chính khác, không chỉ bởi sự ảnh hưởng của USD. Yếu tố này sẽ mang lại cho vàng sức mạnh và độ bền tương đối hơn là các yếu tố theo mùa.
Lo ngại lạm phát đẩy nhà đầu tư tìm đến các công cụ trú ẩn, bất chấp doanh số bán lẻ Mỹ tốt hơn dự kiến khiến USD giá. Theo David Meger - Giám đốc Giao dịch Kim loại quý tại High Ridge Futures, "yếu tố hỗ trợ nền tảng cho giá vàng vẫn là áp lực lạm phát". Một số nhà phân tích khác cũng đã lưu ý về một mối đe dọa lạm phát toàn cầu đang hỗ trợ vàng khi tỷ giá thực bị đẩy xuống thấp hơn. Trong khi đó, Carlo Alberto De Casa - nhà phân tích tại Kinesis Money nhận định, lãi suất tăng vẫn là rủi ro với vàng, lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ công cụ không trả lãi như vàng. Theo nhận định của chuyên gia này, chỉ khi giá vàng vượt qua mức 1.875 USD, giá mới có thể tăng tiếp.
Theo thông báo, từ tháng này Fed bắt đầu giảm mua lại trái phiếu và dự kiến kết thúc các chương trình vào giữa năm sau. Phiên họp chính sách sắp tới của cơ quan này là vào giữa tháng 12. Nếu trong ngắn hạn, quan chức Fed ra tín hiệu giảm quy mô mua lại tài sản để ngăn lạm phát, hoặc thị trường cho rằng, lãi suất sẽ tăng sớm hơn dự kiến, giá vàng có thể chịu sức ép nhẹ, Meger nhận định.
Vàng được coi là hầm trú ẩn an toàn trước "bão" lạm phát, giá đã được đẩy lên cao nhờ sự leo thang của giá tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu. Nhưng ở khía cạnh khác, lạm phát cao cũng củng cố việc tăng lãi suất sớm, điều sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Theo phân tích và dự đoán của chuyên gia Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho đến khi nào Fed thực sự phát tín hiệu về việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi hỗ trợ kinh tế, vàng sẽ giữ phạm vi 1.850 - 1.875 USD. Thời điểm hiện tại, một diễn biến của Fed, liên quan khả năng bổ nhiệm ông Lael Brainard làm Chủ tịch mới của cơ quan quyết định chính sách tài chính tiền tệ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, rất có thể tác động tới giá vàng. Ông Lael Brainard được coi là có quan điểm rất ôn hòa, bởi vậy, rất có khả năng giá vàng được kéo lên trên 1.875 USD.
Vàng giảm khi số liệu về tình hình việc làm Mỹ được công bố cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm 1.000 đơn xuống còn 268.000 đơn trong tuần tính đến ngày 13/11. Đây là một mức thấp mới trong bối cảnh dịch bệnh.
Số người đã nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tính đến tuần kết thúc vào ngày 6/11 là 2.080.000 người, giảm 129.000 người so với mức sửa đổi của tuần trước đó là 2.209.000 người.
Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt dữ liệu việc làm để đánh giá khả năng tác động đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu cơ giá lên trên thị trường chứng khoán Mỹ đang giữ cho các chỉ số chính tăng trưởng tốt trong bối cảnh báo cáo thu nhập doanh nghiệp nước này lạc quan. Tuy nhiên, nỗi lo lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng. Các “cuộc biểu tình” trên thị trường hàng hóa thô phiên hôm qua cho thấy nhu cầu “dự trữ” trước thời hạn để lường trước khả năng tăng giá trong tương lai. Động thái này đã làm cho nguồn cung thêm hạn chế và giá cả có xu hướng tăng lên.
Nhận định xu hướng: Đêm qua, chỉ số đô la Mỹ tiếp tục suy yếu sau khi chạm mức cao nhất trong 15 tháng phiên thứ Tư. Giá dầu thô trên sàn Nymex tiếp tục giảm mạnh về quanh 78,25 USD/thùng. Giá dầu qua đêm chạm mức thấp nhất trong sáu tuần khi thị trường dầu thô được cho là đã tạo đỉnh trong ngắn hạn. Giá dầu có thể giảm thêm khi có tin đồn rằng Mỹ và Trung Quốc có thể khai thác nguồn dự trữ dầu chiến lược để hạ giá xăng dầu. Trong khi đó, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã quay đầu giảm mạnh về còn 1,58% phiên đêm qua, hỗ trợ mạnh cho giá vàng.

Nguồn: Vinanet/VITIC