Hamaji cho biết “với tình trạng không rõ ràng về kinh tế châu Âu sau Brexit, dường như không có sự phục hồi mạnh trong kinh tế toàn cầu”. “Vì vậy tôi không dự kiến giá kim loại này tăng mạnh”, ông bổ sung thêm nguồn cung nhôm dược dự kiến vượt nhu cầu trong thị trường toàn cầu năm nay sẽ tác động tới thị trường này.
Giá nhôm tại sàn giao dịch LME tăng 11% trong năm nay, làm đảo lộn dự đoán của một số nhà phân tích dự kiến thị trường bị ảnh hưởng bởi dư cung và những mức tồn kho cao. Giá hiện nay đứng ở mức 1.680 USD/tấn.
Được hỏi về triển vọng giá của Nhật Bản, Hamaji cũng đồng thời là chủ tịch của Mitsubishi Aluminim cho biết chúng vẫn ở gần những mức hiện nay.
Nhật Bản là nước nhập khẩu nhôm lớn nhất châu Á và mức chênh đối với việc vận chuyển kim loại này trả mỗi quý so với giá tiền mặt trên sàn LME thiết lập giá chuẩn cho khu vực này.
Các khách hàng Nhật Bản đã đồng ý trả các nhà sản xuất mức cộng 90 tới 93 USD/tấn đối với kim loại này để vận chuyển trong quý 3, thấp hơn 23% so với quý trước.
Nhu cầu nhôm tại Nhật Bản ổn định. Nhưng do chính phủ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế, khó để tưởng tượng nhu cầu trong nước phục hồi mạnh và mức cộng tăng vọt từ đây.
Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên Hamaji cho biết sự sụt giảm mức chênh giá sẽ bị hạn chế nếu nhu cầu kim loại phục hồi tại Đông nam châu Á và ổn định tại nước nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc.
Trong tháng 3 hiệp đội dự báo sản lượng nhôm tấm sẽ ổn định ở mức trên 2 triệu tấn trong năm tính tới tháng 3/2017, do nhu cầu ô tô tăng trước việc tăng thuế doanh thu đã được lên kế hoạch bù cho nhu cầu khung cửa sổ yếu hơn.
Nhưng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 5 đã ngừng việc tăng thuế doanh thu trong hai năm rưỡi.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet