Nhà sản xuất thép lớn nhất Nga – NLMK – do ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá của EU và Mỹ đang lên kế hoạch thâm nhập vào các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ và châu Á để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Nhà sản xuất thép lớn nhất tại Nga dự báo, giá sẽ không thay đổi, do lượng cung vượt quá mức cầu trong thời gian tới, nhưng công ty này cho biết, thị trường Mỹ và châu Âu bao gồm Nga sẽ tốt hơn.

Trước đó, công ty này cho biết, thu nhập lõi của công ty này trong quý IV/2016 tăng, do giá thép hồi phục từ mức thấp nhất trong 2 năm.

NLMK dự báo, tăng trưởng tại Mỹ trong năm nay tăng 3%, tại châu Âu tăng 1,5%, so với mức tăng trưởng toàn cầu 1% trong thập kỷ tới.

Những thị trường này cũng được thúc đẩy bởi thuế chống bán phá giá, khiến hàng nhập khẩu chi phí thấp đắt hơn và ít có khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường so với các nhà sản xuất nội địa.

Mục tiêu thuế nhắm tới các nhà xuất khẩu lớn bao gồm, Trung Quốc và Nga, sau lo ngại những nước này xuất khẩu với mức giá thấp không công bằng.

Do NLMK hoạt động tại Mỹ và Bỉ, chẳng hạn, công ty này được hưởng lợi từ thuế cùng với các nhà sản xuất trong nước.

Fedorishin cho biết “Về phía Mỹ, chúng tôi được hưởng lợi nhiều hơn chúng tôi mất”. NLMK cũng  xuất khẩu các mặt hàng sang châu Âu và các thị trường khác.

“Đó là một trong những ý tưởng đằng sau mô hình này, để đảm bảo nguồn cung sản xuất thép và đảm bảo chắc chắn chúng tôi gần gũi với khách hàng và thị trường tiêu thụ thép của chúng tôi”, ông cho biết.

Nga đã kháng cáo lên Tổ chức thương mại thế giới về thuế chống bán phá giá từ EU, nhưng NLMK cho biết, công ty này không có thông tin cập nhật về vụ kiện này.

Fedorishin cho biết, mục tiêu chủ yếu là Trung Quốc – nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới và NLMK không công bằng “bó tay với Trung Quốc”.

Mặc dù thận trọng trong việc mua lại, thích tăng trưởng hữu cơ, NLMK đang xem xét cả hai.

NLMK có thể mở rộng thị trường, thay vì, Thổ Nhĩ Kỳ - là thị trường xuất khẩu chủ yếu đối với công ty, Fedorishin  cho biết, thêm vào đó là Bắc Phi, Trung Đông và một số thị trường khác thuộc châu Á cũng có khả năng.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet