Giá thép tại miền Bắc: Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 13.840 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.290 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 13.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 14.010 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.910 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung: Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 xuống ở mức 13.890 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.700 đồng/kg.
Thép VAS hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.160 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.300 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam: Thép Hòa Phát, thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.910 đồng/kg.
Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.990 đồng/kg.
Sản lượng nhiều loại thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến. Việc sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại sẽ góp phần bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Quyết định điều tra áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ, Trung Quốc. Hàng loạt vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại đã được Bộ Công thương tiến hành trong tháng 6 vừa qua.
6 quyết định khởi xướng điều tra, gia hạn thời gian điều tra và rà soát hồ sơ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với nhiều sản phẩm của ngành thép đã được Bộ Công thương liên tục ban hành chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua.
Hiện nay những nước sản xuất thép lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều rơi vào tình trạng dư thừa. Vì thế họ đều đang muốn đẩy mạnh hàng xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, ngành sản xuất thép của chúng ta vốn là một trong những ngành công nghiệp nặng then chốt của quốc gia. Chúng ta hiện đang đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và Top 12 của thế giới. Vì vậy, khi nhìn thấy những nguy cơ hiện hữu ảnh hưởng đến một ngành quan trọng như thế, thì cần phải có các biện pháp phòng vệ phù hợp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Vụ việc khởi xướng điều tra đầu tiên trong năm nay của ngành thép là liên quan đến 42 dòng sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Quyết định tiến hành điều tra dựa trên kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Họ cáo buộc các sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam và hành vi này đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết: "Trên cơ sở xét xem những bằng chứng đó trong tình hình mới, Cục Phòng vệ Thương mại đã xác định có đủ căn cứ tiếp tục đề xuất với Bộ Công thương để khởi xướng cuộc điều tra mới đối với điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các mặt hàng thương mại".
Một sản phẩm khác là thép cán nóng HRC, được xem là nguyên liệu chính để sản xuất ra hầu hết các mặt hàng thép dân dụng cũng đang trong diện xem xét hồ sơ để khởi xướng điều tra hay không. Theo số liệu cập nhật mới nhất, nửa đầu năm nay, hơn 5,9 triệu tấn thép cán nóng HRC đã được nhập khẩu về Việt Nam, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và cao gấp hơn 1,7 lần tổng lượng HRC sản xuất trong nước. Còn nếu xét về xuất xứ, HRC từ Trung Quốc chiếm gần 74% tổng lượng nhập khẩu. Đơn giá trung bình từ thị trường này cũng thấp hơn từ 41 - 133 USD so với các thị trường nhập khẩu khác.
"Nếu có hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì chúng ta đều nên suy nghĩ và tiến hành các biện pháp phù hợp để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa. Việc sử dụng hợp lý và chủ động, linh hoạt các biện pháp này bao gồm cảnh báo sớm, có những thông tin kịp thời chính từ phía doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp sản xuất để có thể kịp thời thông tin đến các cơ quan nhà nước cũng là điều rất quan trọng", TS. Hoàng Ngọc Thuận - Giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội cho hay.
PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Phải nhìn thấy lợi ích cơ bản chiến lược dài hạn để tính đến lợi ích ngắn hạn nên được chiều chỉnh như thế nào, có thể đánh thuế đến mức như thế nào để giảm nhập khẩu ít thôi hay là đánh thuế đủ cao để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước thì cái này là bài toán đối với Việt Nam hiện nay, mà cụ thể là ngành thép thì phải chú ý như vậy".

Nguồn: Vinanet/VITIC