Giá đồng tăng trong phiên vừa qua do đồng USD yếu đi khiến những mặt hàng tính theo USD như kim loại trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đà tăng giá đồng bị giới hạn bởi những chính sách kiềm chế giá kim loại công nghiệp tăng ở Trung Quốc – thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,6% lên 9,939 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá kim loại được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện và xây dựng, giảm 8% kể từ khi chạm mức cao kỷ lục 10.747,50 USD/tấn.
Các cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc cảnh báo các công ty kim loại công nghiệp phải duy trì "trật tự thị trường bình thường" trong các cuộc đàm phán về mức tăng giá kim loại trong năm nay. Chính phủ nước này tuần trước cũng cho biết sẽ quản lý việc tăng giá "phi lý" đối với các mặt hàng như đồng, than, thép và quặng sắt.
Giá các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp chủ chốt giao dịch trên thị trường Trung Quốc đồng loạt giảm mạnh sau khi Chính phủ nước này công bố tăng cường các biện pháp bình ổn thị trường.
Cụ thể: Nhôm tăng 0,9% lên 2,392 USD/tấn, giá kẽm giảm 0,8% xuống 2,947 USD, giá chì giảm 2,4% xuống 2,136 USD, giá thiếc giảm 0,1% xuống 29,490 USD và giá niken tăng 2% lên 17,125 USD.
Trung Quốc được coi là công xưởng sản xuất và thị trường xây dựng lớn nhất thế giới. Do đó, nền kinh tế này đã trở thành động lực chính của thị trường kim loại toàn cầu trong suốt hơn một thập kỷ qua.
Sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 (tăng trưởng GDP trong quý I/2021 so với cùng kỳ đạt 18,3%) đã dẫn tới nhu cầu nguyên liệu sản xuất tăng vọt.
Kể từ cuối năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã tiêu thụ lượng kim loại cao kỷ lục để cung cấp các thiết bị gia dụng, thiết bị tập thể dục, container vận chuyển cũng như những hàng hóa khác có nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu trong những tháng gần đây.
Trong 5 tháng đầu năm nay, giá đồng, thép thanh vằn, thép cuộn cán nóng trên các sàn giao dịch Trung Quốc đã tăng trên 30% do nhu cầu của lĩnh vực xây dựng cũng như của ngành sản xuất hồi phục mạnh. Điều đó gây lo ngại cản trở sự hồi phục của nền kinh tế nước này.
Không chỉ quặng sắt và than nhiệt, giá một loạt các nguyên liệu quan trọng khác của ngành công nghiệp, bao gồm axit sulfuric và thủy tinh cũng tăng mạnh ở mức 2 con số và đạt kỷ lục cao. Giá thép và các kim loại quan trọng khác đã tăng khoảng 30 – 40% trong khoảng thời gian đó.
Giá xuất xưởng hàng hóa tại các nhà máy ở Trung Quốc tháng 4/2021 đã tăng nhanh nhất trong vòng 3,5 năm, làm dấy lên lo ngại xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng và gây ra lạm phát.
Để ngăn chặn giá nguyên liệu tăng quá mạnh, ngày 19/5, cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo sẽ tăng cường hơn nữa việc quản lý cung – cầu hàng hóa để kiềm chế hiện tượng giá tăng “bất hợp lý” và bảo vệ người tiêu dùng.
Ngay sau đó, thị trường nguyên liệu công nghiệp tại Trung Quốc bắt đầu hạ nhiệt. Các mặt hàng từ sắt thép tới đồng, nhôm, than đá… đều giảm.
Bảng giá một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Ngày 25/5
|
Chênh lệch so với ngày hôm qua
|
Giá thép
|
Giao tháng 10/2021
|
4.940
|
-218
|
Giá đồng
|
Giao tháng 7/2021
|
71.650
|
-980
|
Giá kẽm
|
Giao tháng 7/2021
|
22.155
|
-235
|
Giá niken
|
Giao tháng 7/2021
|
124.410
|
-1.770
|