Giá thép cuộn cán nóng/cán nguội (HRC/CRC) ở Ấn Độ gần đây đã được điều chỉnh tăng khoảng 5.000 rupee/tấn (tương đương 68 USD/tấn) lên 70.000 rupee/tấn (tương đương 955 USD/tấn) và 83.000 rupee/tấn (tương đương1.132 USD/tấn). 
Giá thép cao kỷ lục khó có thể giảm tại Ấn Độ trong nửa cuối năm tài khóa khi nhu cầu dự kiến tăng đột biến trong làn sóng thứ 2 của Covid-19.

Việc tăng giá thép dẫn đến giá cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, hàng tiêu dùng, ôtô đi lên.

Giá thép cuộn cán nóng/cán nguội (HRC/CRC) ở Ấn Độ gần đây tăng khoảng 5.000 rupee/tấn (68 USD/tấn) lên 70.000 rupee/tấn (955 USD/tấn) và 83.000 rupee/tấn (1.132 USD/tấn). Tuy vậy, giá thép ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới vẫn thấp hơn thép nhập khẩu khoảng 15% đến 20%.
“Nhu cầu thép trong lĩnh vực ôtô dự kiến sẽ tăng vào mùa lễ hội dịp nửa cuối năm. Sự hồi sinh trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản là điều dễ nhận thấy. Do đó, dường như không có khả năng giá thép sẽ giảm trong tương lai gần, ”Brickwork Ratings (BWR) - Cơ quan xếp hạng tín dụng ở Ấn Độ - nhận định.
Việc tăng giá thép dẫn đến giá cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, hàng tiêu dùng, ôtô đi lên. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào của các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ vốn sử dụng thép làm nguyên liệu sản xuất tăng cao.
Chuyên gia đến từ BWR nhận định việc cắt giảm sản xuất tạm thời của Ấn Độ do chuyển hướng cung cấp oxy cho y tế, giá quặng sắt tăng khoảng 4.000 rupee/tấn (55 USD/tấn) và chi phí vận chuyển tăng do giá dầu cao hơn là những lý do khiến giá thép ở Ấn Độ tăng.

exporter-6111-1623645163.jpg

Nguyên nhân của giá thép thế giới tăng cao là do Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Thép Trung Quốc dùng để sử dụng trong nước, gây thiếu nguồn cung thép cho toàn cầu. 
Năm 2019, Trung Quốc xuất khẩu 63,8 triệu tấn, đứng đầu thế giới. Nước xuất khẩu thép thứ 2 là Nhật Bản với 33,1 triệu tấn. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nga, EU, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Bỉ, Ukraine, Pháp. Ấn Độ đứng thứ 12 với 13,4 triệu tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters