Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 16h giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 66 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua) - bán ra 66,95 triệu đồng/lượng (tăng 300.000 đồng/lượng).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 66,20 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng) - bán ra 66,95 triệu đồng/lượng (tăng 300.000 đồng/lượng).
Giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 66,30 triệu đồng/lượng - bán ra 67,02 triệu đồng/lượng (tăng 350.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới 1.910 – 1.923 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 16/3 giao dịch quanh ngưỡng 1.910 - 1.923 USD/ounce, tăng 23 USD/ounce so với hôm qua.
Tổ chức xếp hạng Moody (Mỹ) vừa hạ triển vọng đối với hệ thống ngân hàng Mỹ từ ổn định xuống tiêu cực. Bộ Tư pháp và Ủy ban chứng khoán Mỹ đã mở các cuộc điều tra riêng về sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.
Với hàng loạt thông tin tiêu cực, vàng đang trỗi dậy, trở thành tài sản hấp dẫn với giới đầu tư để bảo toàn giá trị. Ngoài ra, sức ép phá sản ngân hàng Mỹ còn buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phải tính toán lại mức tăng lãi suất.
Giới chuyên gia nhận định, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ tạo ra tâm lý thị trường giảm giá đối với giá vàng. Tuy nhiên, lạm phát cao hơn có tác động ngược lại, tạo ra tâm lý lạc quan trên thị trường đối với vàng. Giá vàng hiện vẫn đang trụ trên 1.900 USD/ounce.
Chiến lược gia kỹ thuật cấp cao Michael Boutros của Forex.com nói rằng, có hai động lực chính thúc đẩy lĩnh vực vàng tăng cao hơn, đó là sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và câu hỏi liệu Fed có thể tiếp tục thắt chặt mạnh mẽ như họ đã dự báo trước hay không đang thúc đẩy vàng.
Vàng được dự báo sẽ đứng ở mức cao vì đồng USD còn chịu áp lực giảm từ nay cho tới cuộc họp vào tuần tới. Nếu Fed không tăng lãi suất trong cuộc họp này, vàng có thể còn tăng mạnh.
Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, Fed có thể không tăng lãi suất sau 2 vụ sụp đổ ngân hàng vừa xảy ra vào cuối tuần qua. Goldman Sachs đã từ bỏ dự báo Fed nâng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 22.3 tới và cho rằng sẽ không có đợt nâng nào.
Còn theo ông Mike McGlone, chuyên gia kinh tế Bloomberg Intelligence, với nhiều biến động kinh tế vĩ mô hiện nay, giá vàng chắc chắn đạt mức cao kỷ lục mới. Vị chuyên gia này khẳng định: "Mô hình giá vàng hiện nay tương tự năm 2018. Giá vàng khi đó chỉ mới 1.350 USD/ounce, tương đương 38,7 triệu đồng/lượng, nhưng sau đó tăng rất nhanh vì chính sách tiền tệ Mỹ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng. Các điều kiện hiện nay có đủ khả năng đưa vàng lên mức giá cao kỷ lục là 3.000 USD/ounce".
Thị trường kim loại quý cũng "dễ thở" hơn sau báo cáo được công bố cho thấy lạm phát của Mỹ không nóng hơn dự kiến trong bối cảnh bất ổn tài chính hiện tại. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 cho thấy mức tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 6,4% được ghi nhận trong tháng 1. Chỉ số CPI cốt lõi tăng 5,5%. Dữ liệu này đều phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Thị trường vàng đang thu hút lực mua trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về sự lây lan từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Các thị trường cũng đang đánh giá lại kỳ vọng tăng lãi suất trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 22/3.
Xu hướng giá vàng: Chiến lược gia kỹ thuật cấp cao Michael Boutros của Forex.com nói rằng có hai động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng cao hơn. Ông cho rằng, sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và câu hỏi liệu Fed có thể tiếp tục thắt chặt mạnh mẽ như họ đã dự báo trước hay không đang thúc đẩy vàng. Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tuần sau cú sốc của SVB và Signature Bank và giao dịch trên mức 1.900 USD/ounce. Trong khi đó, đồng Giám đốc Sean Lusk của Walsh Trading lo ngại rằng các ngân hàng có thể bắt đầu bán bớt tài sản vàng của họ để huy động vốn, điều này sẽ là một tác động tiêu cực trong ngắn hạn.