Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 16h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 56,50 triệu đồng/lượng - bán ra 57,22 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,25 triệu đồng/lượng - bán ra 57,85 triệu đồng/lượng (không đổi ở cả 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 56,45 triệu đồng/lượng - bán ra 57,45 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,55 triệu đồng/lượng - bán ra 57,55 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng chiều ngày 24/8/2021 trong nước tăng cùng chiều với thế giới
Giá vàng thế giới 1.801– 1.805 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 24/8 giao dịch quanh ngưỡng 1.801 – 1.805 USD/ounce, tăng 17 - 20 USD/ounce so với hôm qua.
Theo các nhà phân tích hàng hóa tại Bank of Montreal (BMO) có trụ sở tại Canada, giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với những rủi ro mới xuất phát sự gia tăng của biến thể Covid-19 mang tên Delta.
Tháng trước, ngân hàng Canada cho biết, giá vàng trung bình trong năm nay vào khoảng 1.815 USD/ounce. Tâm lý tăng giá mới của ngân hàng xuất hiện sau khi gần đây, ngân hàng đã hạ ước tính tăng trưởng đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu trong năm.
Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, nhà kinh tế trưởng của BMO Douglas Porter cho biết, ngân hàng cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống chỉ dưới 6% và nền kinh tế Mỹ sẽ mở rộng thêm 6% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 6,7%, đợt thứ tư của đại dịch Covid-19 có thể mang nghĩa là tốc độ tăng trưởng đã đạt đến đỉnh điểm.
Ông Porter cũng lưu ý, không chỉ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại mà lạm phát gia tăng có thể còn kéo dài hơn nhiều nhà kinh tế và ngân hàng trung ương đang mong đợi. Các trường hợp Covid-19 gia tăng cũng có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung tiếp tục gây thêm áp lực giá tăng. BMO hiện đang dự báo lạm phát tăng 4,1% cho năm 2021. Mặc dù biến thể Delta là một rủi ro đối với tăng trưởng và ít nhất sẽ kéo dài đà phục hồi, nhưng nó cũng gây ra rủi ro ngược lại đối với lạm phát.
Ông Bob Haberkorn - Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết thị trường chứng khoán tăng điểm, đồng USD giảm, và mọi thứ đang được điều khiển bởi khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoãn việc giảm thu mua tài sản do biến thể Delta của virus corona.
Sự gia tăng đột biến trong các ca mắc Covid-19 đã khiến Fed phải lên lịch họp trực tuyến cho hội nghị chuyên đề thường niên vào ngày 27/8 tại Jackson Hole, Wyoming, với tâm điểm là bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell để có thêm gợi ý về thời gian ngắn hạn. Các nhà giao dịch đang cân nhắc kỳ vọng Fed có thể không sớm nới lỏng chính sách hỗ trợ, và điều này giúp tăng giá vàng và bạc, ông Haberkorn nói.
Sự phục hồi mạnh mẽ của vàng cũng thúc đẩy các kim loại quý khác, với giá bạc tăng 2,5% lên 23,59 USD/ounce và giá palladium bật khỏi mức thấp nhất 5 tháng để tăng khoảng 6% lên 2.408,69 USD. Giá bạch kim tăng 2,4% lên 1.019,44 USD/ounce.
Vàng cũng được hỗ trợ nhờ đồng USD suy yếu, theo đó giúp kim loại quý trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác. Giá vàng tăng bất chấp sự phục hồi của thị trường Wall Street từ đợt bán tháo tuần trước, theo Reuters.
Nhà phân tích Lukman Otunuga của FXTM cho biết việc tiếp tục tăng trên mốc 1.800 USD/ounce đối với vàng có thể sẽ cần thêm các động lực, với mức kháng cự kỹ thuật xoay quanh đường trung bình động 100 ngày và 200 ngày. Nhưng nếu dữ liệu kinh tế dự kiến trong tuần này cho thấy một hình ảnh tích cực về nền kinh tế Mỹ, thì điều này có thể thúc đẩy kỳ vọng Fed giảm thu mua tài sản, và theo đó thúc đẩy đồng USD trong khi khiến vàng suy yếu, ông Otunuga nói thêm.

Nguồn: VITIC