Giá vàng thế giới bước sang tháng 8 liên tiếp giảm, từ mức gần 1.830 USD/ounce cuối tháng 7 xuống khoảng 1.730 USD vào ngày 10/8 (mất 100 USD chỉ trong 10 ngày) do USD tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau đó giá bật tăng lên trên 1.800 USD vào cuối tháng 8/2021, khi đại diện ngân hàng trung ương Mỹ thông báo chưa có kế hoạch về thời điểm nâng lãi suất.
Những biến động mạnh trên thị trường này xuất phát từ việc có nhiều yếu tố đang chi phối giá vàng.
Trước hết phải kể tới tình hình kinh tế Mỹ. Kinh tế Mỹ gần đây phát đi những tín hiệu tốt, xấu đan xen. GDP quý 2 tăng trưởng 6,6%, cao hơn mức 6,5% ước tính ban đầu, và đã về lại mức cao kỷ lục như trước khi đại dịch, khi các biện pháp kích thích mạnh và chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đã thúc đẩy chi tiêu.
Đồn đoán Fed sắp điều chỉnh chính sách kinh tế đã đẩy USD tăng trong thời gian qua, từ đó tác động đến giá vàng.
Dollar index tuần qua giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần, nhưng vẫn trong xu hướng đi lên, khi đầu tháng 8 đạt mức cao nhất 9,5 tháng sau nhiều tuần tăng liên tiếp. Đằng sau sự tăng giá của đồng USD là kỳ vọng rằng Fed sẽ khởi động chương trình cắt giảm kích thích kinh tế - đã áp dụng trong giai đoạn Covid-19, khiến nguồn cung USD tăng mạnh. Chính USD tăng giá là “thủ phạm” lớn nhất đẩy giá vàng xuống dưới 1.800 USD/ounce, bởi USD tăng giống như một “cơn gió ngược” lớn nhất cản trở các loại hàng hóa tính bằng USD, trong đó có vàng, tăng giá.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực cũng làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Tâm lý thích rủi ro lại dâng lên trên toàn cầu sau khi Trung Quốc thông báo đã ngăn chặn được dịch Covid-10 lây lan trong cộng đồng, làm dấy lên niềm tin vào động lực hồi phục tăng trưởng của nền kinh tế này từ nay đến cuối năm.
Góp phần tạo ra tâm lý ưa chuộng rủi ro cho nhà đầu tư lúc này là việc Hạ viện Mỹ đã thông qua khoản ngân sách 3,5 nghìn tỷ USD và đang tiến hành kế hoạch cho khoản ngân sách 1,2 nghìn tỷ USD đàu tư vào hạ tầng cơ sở.
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế số một thế giới tiếp tục có tiến triển hướng đến các chỉ tiêu của Fed để giảm dần các chương trình hỗ trợ khẩn cấp thời đại dịch. Ông ám chỉ ngân hàng trung ương Mỹ khả năng cao bắt cầu siết chính sách trong cuối năm nay nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể và chưa tăng lãi suất ngay. Điều này đồng nghĩa Fed sẽ giảm dần quy mô mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp 120 tỷ USD/tháng hiện tại.
việc làm là tiêu chí thứ hai, điều kiện cần và đủ trước khi Fed tăng lãi suất.
“Thời gian và tiến độ của đợt giảm mua tài sản sắp tới không ẩn chứa dấu hiệu trực tiếp về thời điểm tăng lãi suất – chúng tôi đã đưa ra phép thử khác và chặt chẽ hơn cho việc này”, Powell cho biết. Trong khi lạm phát vẫn giữ vững quanh mục tiêu 2% của Fed, “chúng tôi vẫn còn xa mới đạt tối đa hóa việc làm”. Điều này đồng nghĩa Fed sẽ giảm dần quy mô mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp 120 tỷ USD/tháng hiện tại.
Dựa trên bình luận từ các quan chức Fed khác, thông báo về việc siết hỗ trợ có thể xuất hiện sớm nhất trong cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ ngày 21 - 22/9. Khi điều đó xảy ra, vàng sẽ càng bị lu mờ trước sức hấp dẫn của đồng USD.
Peter Spina, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của GoldSeek.com trong bài trả lời phỏng vấn của MarketWatch cho biết: “Bài phát biểu (của ông Powell rất được mong đợi, nhưng đã không đi kèm với bất kỳ một sự “bùng nổ” thực sự nào”, “Các nhận định (của ông Powell) chỉ chung chung, không quá ‘diều hâu’, hướng nhiều hơn về phía ôn hòa…. Nhưng cũng không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào về mốc thời gian sẽ thu hẹp (lãi suất)”. Chính điều này đã giúp giá vàng hồi phục về mức trên 1.800 USD/ounce, nhưng cũng có nghĩa là thị trường chưa có tác động nào mới, và khả năng giá vàng sớm quay đầu giảm trở lại rất có thể xảy ra, khi tâm lý bồn chồn quay trở lại với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải bức tranh thị trường vàng chỉ toàn màu tối. Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ, Australia và nhiều nước khác hàng ngày tiếp tục tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư vẫn tìm tới vàng.
Thêm vào đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép hoàn toàn cho vắc-xin Pfizer / BioNTech Covid-19, càng thúc đẩy sự “thèm muốn” của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro.
Các nhà phân tích khác cũng luôn coi lạm phát gia tăng và phản ứng tiềm tàng của các ngân hàng trung ương là “mối nguy hiểm” trong trung hạn đối với vàng. Các ngân hàng bắt đầu rục rịch tăng lãi suất, kể cả Mỹ, điều đó sẽ khiến USD tăng và sẽ bất lợi cho vàng.
Ngoài ra, những bất ổn gần đây đã gia tăng trên toàn cầu – bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ 4, việc Taliban nắm quyền ở Afghanistan đã trở thành một rủi ro về địa chính trị - khiến không ít nhà đầu tư vẫn tìm tới vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
 

Nguồn: VITIC / Reuters, Bloomberg