Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ mua thép phế liệu Trung Quốc
Hyundai Steel, Tokyo Steel và các nhà máy thép lò điện lớn tại Đông Nam Á bắt đầu xem xét mua thép phế liệu Trung Quốc vào thời gian gần đây.
Theo báo cáo từ ngành công nghiệp liên quan của Hyundai, Hyundai Steel và Tokyo Steel tham khảo ý kiến tư vấn với các nhà máy thép Trung Quốc, và Tokyo Steel bắt đầu xem xét việc mua thép phế liệu Trung Quốc trong thời gian tới.
Nếu thép phế liệu Trung Quốc có thể được xuất khẩu, điều này có thể là một trong những sự lựa chọn đối với nhập khẩu thép phế liệu trong thời gian tới.
Xuất khẩu thép của Hàn Quốc trong tháng 4/2017 tăng 35,9%
Xuất khẩu thép của Hàn Quốc trong tháng 4/2017 giảm, nhưng giá thép tiếp tục tăng, nhìn chung xuất khẩu thép duy trì xu hướng tăng.
Bộ thương mại, công nghiệp và năng lượng cho biết, mặc dù xuất khẩu thép của Hàn Quốc giảm, nhưng giá tiếp tục tăng. Trong tháng 4/2017, xuất khẩu thép của Hàn Quốc đạt 3,1 tỉ USD, tăng 35,9% so với cùng tháng năm ngoái.
Hiện tại, nhu cầu thép toàn cầu giảm, và điều kiện nhập khẩu không chắc chắn đối với tất cả các quốc gia. Bởi vậy, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố, sẽ đề xuất chương trình đa dạng hóa, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Hàn Quốc với các quốc gia khác.
Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Ấn Độ trong quý I/2017 tăng
Ấn Độ đang trở thành thị trường xuất khẩu thép mới đối với Hàn Quốc. Ủy ban thương mại quốc tế Hàn Quốc cho biết, trong quý I/2017, xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Ấn Độ tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu đạt 3,6 tỉ USD, trong khi nhập khẩu thép từ Ấn Độ cũng tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt 1,2 tỉ USD.
Nhập khẩu quặng sắt của Hàn Quốc trong tháng 3/2017 tăng
Thống kê cho biết, nhập khẩu quặng sắt của Hàn Quốc trong tháng 3/2017 đạt 6,565 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng tháng năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình đạt 75,4 USD/tấn, tăng 47,6% (tương đương 24,3 USD/tấn) cùng tháng năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu quặng sắt của Hàn Quốc đạt 17.209.411 tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giá nhập khẩu trung bình đạt 73,5 USD/tấn, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: VITIC/Bloomberg
 

Nguồn: Vinanet