Canada
Với 20.765 ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 10/4, trong đó 509 ca tử vong (đứng thứ 13 trên thế giới về số ca nhiễm), Chính phủ Canada đang rất tích cực triển khai các biện pháp khẩn cấp để làm chậm lại đà lây lan của đại dịch này, đồng thời nỗ lực thực hiện những biện pháp để giảm thiểu tác động từ dịch bệnh đối với người dân và doanh nghiệp.
Các biện pháp đó là: Chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ một khoản tiền để các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên ngay cả khi các nhân viên phải ở nhà vì dịch bệnh….Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cân nhắc các biện pháp khác như: tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn, giúp đỡ những người gặp khó khăn khi vay thế chấp, tăng phúc lợi chăm sóc trẻ em và hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình có thu nhập thấp, mọi người dân được gia hạn thời gian để khai thu nhập đóng thuế….
Ngày 18/3, Thủ tướng Justin Trudeau công bố gói kích thích kinh tế trị giá 82 tỷ CAD (trên 56 tỷ USD), tương đương hơn 3% GDP của nước này, nhằm giúp người dân và các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn kinh tế nghiêm trọng mà dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra. Cụ thể, gói hỗ trợ khẩn cấp 27 tỷ CAD sẽ dành để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các doanh nghiệp Canada, trong khi kế hoạch hoãn thu thuế trị giá 55 tỷ CAD để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các doanh nghiệp và hộ gia đình, giúp bình ổn nền kinh tế.
Ngày 22/3, Australia thông báo bổ sung thêm một gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 66 tỷ AUD (tương đương 39,6 tỷ USD) cho các doanh nghiệp và người lao động địa phương. Đây là gói cứu trợ kinh tế thứ hai được Canberra tung ra, sau chưa đầy 10 ngày công bố một gói kích cầu đầu tiên trị giá 17,6 tỷ AUD (tương đương 10,56 tỷ USD), với hy vọng sẽ giúp khoảng 690.000 doanh nghiệp nhỏ, sử dụng tới hơn 7,8 triệu lao động, cùng 30.000 tổ chức phi lợi nhuận đứng vững trước dịch COVID-19.
Gói tài chính lần này tập trung chủ yếu vào việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận, thông qua chính sách hoàn thuế thu nhập, hỗ trợ trả lương cho người lao động, vay tiền mặt lãi suất thấp, không cần thế chấp và không phải trả nợ trong 6 tháng đầu…Ngoài ra, gói hỗ trợ này cũng dự kiến bao gồm chi trả thu nhập cho những người mất việc, những người bị sa thải do ảnh hưởng từ dịch bệnh tác động tới doanh nghiệp.
Ngày 25/3, Thượng viện Canada đã thông qua gói cứu trợ trị giá 82 tỷ CAD (56 tỷ USD), do chính phủ của đảng Tự do đề xuất. Mục đích của gói kích thích kinh tế này là hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các doanh nghiệp Canada, hỗ trợ nhu cầu thanh khoản của các doanh nghiệp và hộ gia đình, giúp bình ổn nền kinh tế. Gói kích thích kinh tế quy mô lớn này sẽ bao gồm việc bơm tiền mặt cho các doanh nghiệp để người lao động vẫn được trả lương ngay cả khi phải ở nhà do dịch bệnh, tăng các khoản phúc lợi của liên bang và mở rộng chương trình bảo hiểm việc làm.
Nước này đồng thời cũng tăng Trợ cấp trẻ em Canada, trong bối cảnh các phụ huynh phải đối mặt với tình trạng các trường học đóng cửa. Chính phủ cũng sẽ tăng mức hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, những người vô gia cư,… và lập riêng một quỹ trị giá 305 triệu CAD (214 triệu USD) để giúp cộng đồng thổ dân. Những lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 sẽ được chính phủ hỗ trợ 2.000 CAD/tháng (khoảng 1.400 USD)/tháng trong 4 tháng tới, để giúp trang trải chi phí thuê nhà và sinh hoạt hằng ngày.
Chính phủ nước này đã gộp chương trình Phúc lợi Chăm sóc Khẩn cấp trị giá 10 tỷ CAD và chương trình Phúc lợi Hỗ trợ Khẩn cấp trị giá 5 tỷ CAD thành một chương trình có tên là Phúc lợi Ứng phó Khẩn cấp của Canada (CERB).
Ngày 26/3, Chính phủ Canada quyết định hỗ trợ 2.000 CAD (khoảng 1.400 USD)/tháng cho mỗi lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, để giúp trang trải chi phí thuê nhà và sinh hoạt hàng ngày. Thời hạn hỗ trợ kéo dài trong bốn tháng tới. Theo Bộ Tài chính Canada, những đối tượng được hưởng khoản phúc lợi mới này là: những người bị mất việc làm, bị ốm, bị cách ly, phải chăm sóc người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, các phụ huynh phải nghỉ việc đang làm để ở nhà chăm sóc trẻ bị ốm, hay trẻ không thể đến trường vì các trường học đóng cửa.
Ngày 27/3, BoC tiếp tục hạ lãi suất chủ chốt từ mức 0,75% xuống 0,25% nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng mà dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra.
Đây là lần thứ hai trong tháng 3 vừa qua, BoC cắt giảm lãi suất khẩn cấp, với mức giảm 0,5%/lần. Bên cạnh đó, BoC còn công bố chương trình mua trái phiếu của Chính phủ Canada trên thị trường mở với mức mua tối thiểu 5 tỷ CAD/tuần để làm dịu tình trạng căng thẳng trên thị trường và nâng cao hiệu quả của các biện pháp khác đã được áp dụng. BoC cũng công bố triển khai chương trình mua thương phiếu nhằm nỗ lực tăng thanh khoản cho các thị trường tài chính và duy trì luồng tín dụng, trong bối cảnh nền kinh tế bị đình trệ do dịch COVID-19.
Australia
Với 6.203 ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày 10/4, trong đó 53 ca tử vong, Australia đứng thứ 25 trên thế giới về số ca nhiễm.
Ngày 11/3, Australia đã thông báo gói các biện pháp y tế trị giá 2,4 tỉ AUD (khoảng 1,56 tỉ USD), để thành lập các phòng khám riêng cho những người bị sốt và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 như tư vấn miễn phí cho người dân đang tự cách ly hoặc bị cách ly.
Ngày 12/3, Chính phủ Australia thông báo hơn 6 triệu người dân nước này mỗi người sẽ nhận được một tấm ngân phiếu trị giá 750 AUD - một phần trong gói cứu trợ kinh tế trị giá 17,6 tỷ AUD nhằm hạn chế những tác động của dịch bệnh. Đồng thời, từ 31/3, người hưởng lương hưu, các hộ gia đình được trợ cấp chăm trẻ hoặc được giảm thuế,… sẽ nhận được khoản tiền này.
Ngày 18/3, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) “bơm” 0,7 tỷ AUD vào thị trường và giúp các ngân hàng thương mại có được khoản tài chính dự trữ trị giá 18,8 tỷ AUD được gửi tại RBA. Ngày tiếp theo, RBA bơm tiếp khoản tiền kỷ lục 12,7 tỷ AUD (7,37 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng, nhằm giảm bớt các hạn chế về thanh khoản trên thị trường trái phiếu đang gặp nhiều căng thẳng do lo ngại về sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong một tuần liền tính tới 19/3, RBA đã liên tục “bơm” tiền vào hệ thống tài chính khi sự lây lan của dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu.
RBA dự định sẽ cung cấp các hoạt động mua lại nhiều hơn và trong thời gian dài hơn để đảm bảo thị trường tín dụng hoạt động trơn tru sau khi nước này đạt được mức thanh khoản kỷ lục là 8,8 tỷ AUD (5,4 tỷ USD) trong hoạt động thị trường mở thông thường. Đồng thời, Australia cũng cam kết nhiều hoạt động mua lại ngắn hạn hơn nữa để hỗ trợ thị trường tài chính và các doanh nghiệp nhỏ.
Ngày 19/3, RBA cắt giảm lãi suất xuống 0,25% và công bố gói kích thích quy mô chưa từng có, bao gồm một chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn. RBA đã công bố một kế hoạch nới lỏng định lượng (QE) táo báo, bao gồm cả việc cung cấp 105 tỷ AUD (tương đương 63 tỷ USD) cho các ngân hàng thương mại để nới lỏng điều kiện vay và hỗ trợ lãi suất thấp cho doanh nghiệp. RBA sẽ tập trung vào việc mua trái phiếu Chính phủ Australia và duy trì các hạng mục cho vay lãi suất thấp. Dự kiến, RBA sẽ cung cấp ít nhất 90 tỷ AUD (tương đương 54 tỷ USD) cho các ngân hàng để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, đồng thời "bơm" các khoản tài chính để duy trì một số hạng mục cho vay lãi suất ưu đãi khác.
Ngày 22/3, Australia thông báo bổ sung thêm một gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 66 tỷ AUD (tương đương 39,6 tỷ USD) cho các doanh nghiệp và người lao động địa phương, nhằm vượt qua đại dịch COVID-19. Gói tài chính lần này tập trung chủ yếu vào việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận, thông qua chính sách hoàn thuế thu nhập, hỗ trợ trả lương cho người lao động, vay tiền mặt lãi suất thấp, không cần thế chấp và không phải trả nợ trong 6 tháng đầu…Ngoài ra, gói hỗ trợ này cũng dự kiến bao gồm chi trả thu nhập cho những người mất việc, những người bị sa thải do ảnh hưởng từ dịch bệnh tác động tới doanh nghiệp. Đây là gói cứu trợ kinh tế thứ hai được Canberra tung ra, sau chưa đầy 10 ngày công bố một gói kích cầu đầu tiên trị giá 17,6 tỷ AUD (tương đương 10,56 tỷ USD).
Ngày 7/4 Hội đồng chính sách của RBA đã khẳng định các nội dung của gói kích thích nêu trên. RBA khẳng định sẽ không tăng lãi suất cho đến khi nước này có tiến triển trong việc đạt được các mục tiêu về việc làm và lạm phát.
New Zealand
Ngày 16/3, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) thông báo cắt giảm khẩn cấp lãi suất 75 điểm cơ bản, xuống ngưỡng 0,25% và tuyên bố duy trì mức lãi suất này trong vòng 12 tháng tới, nhằm đối phó với dịch COVID-19. Đại diện của RBNZ cho biết mức lãi suất mới, hạ từ ngưỡng 1% trước đó, sẽ được duy trì ít nhất trong vòng 12 tháng, với các động thái tiếp theo đang được xem xét, bao gồm cả hình thức nới lỏng định lượng (QE). Song song với đó, Ủy ban chính sách tiền tệ của RBNZ cũng nhất trí về một số biện pháp kích thích kinh tế mạnh hơn nữa, bao gồm một chương trình ưu tiên mua tài sản quy mô lớn của trái phiếu chính phủ New Zealand và kế hoạch buộc các ngân hàng phải tăng vốn để chống lại nguy cơ suy thoái kinh tế có thể xảy ra.