Theo số liệu của trang web thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 30/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 3.245.791 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi tổng số ca tử vong đã lên tới 229.220 ca. Tổng số ca phục hồi là 1.016.442 trường hợp, trong khi số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch vẫn còn tới 54.909 ca. Tính đến nay dịch bệnh đã lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  1. Nguồn: Tuoitre.vn
  2. Mỹ: Ở Mỹ tốc độ lây lan bệnh đã giảm đáng kể khi chỉ có thêm 22.655 ca mắc mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 1.058.420 người. Số ca tử vong hiện là 61.458 ca, tăng 2.192 trường hợp so với một ngày trước đó.
Italy: Số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho thấy có thêm 2.086 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người mắc bệnh COVID -19 lên 203.591, trong đó, số ca tử vong đã tăng lên 27.682 trường hợp (tăng 323 ca).
Có 2.311 ca hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 71.252 ca. Số ca phải điều trị tích cực do COVID -19 tại Italy cũng tiếp tục giảm 68 ca xuống còn 1.795 ca.
Tây Ban Nha: Tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu của Quỹ nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Fedea) chỉ ra rằng, số người mắc COVID -19 tại nước này cao hơn nhiều so với số liệu thống kê chính thức và con số người tử vong có thể là hơn 34.000.
Trong khi đó, theo Bộ Y tế quốc gia, đến nay, Tây Ban Nha đã chính thức ghi nhận gần 213.000 trường hợp nhiễm COVID -19, trong đó 24.000 trường hợp tử vong. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID -19, đứng thứ 4 sau Mỹ, Italy và Anh về số người tử vong và đứng thứ hai sau Mỹ về số trường hợp mắc bệnh.
Anh: Tổng số ca tử vong do COVID -19 tại Anh đã lên tới 26.097 ca, biến quốc gia trở thành nước có số ca tử vong do đại địch đứng thứ 2 châu Âu và thứ 3 thế giới, sau Mỹ (60.853 ca) và Italy (27.648 ca).
Cho đến thời điểm hiện tại, Anh chỉ công bố số ca tử vong của các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các bệnh viện, do đó, có nhiều lo ngại số ca tử vong do COVID -19 trên thực tế ở Anh còn vượt quá con số trên.
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh tại Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab cảnh báo Chính phủ nước này chữa sẵn sàng nới lỏng các biện pháp hạn chế. Ông nhấn mạnh đến tính cấp thiết tránh để làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát khi Anh vẫn chưa qua đỉnh dịch.
Pháp: Tại Pháp số ca tử vong vì dịch COVID -19 đã lên tới 24.087 người (tăng 427 trong 24 giờ), bao gồm 15.053 người (tăng 243) ở bệnh viện và 9.034 người (tăng 184) ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội.
Hiện có 166.420 ca nhiễm COVID -19 được ghi nhận, trong đó, 26.834 người đang nằm viện (giảm 650 người so với một ngày trước đó), trong đó 4.207 người phải chăm sóc đặc biệt ( giảm 180 người). Như vậy, số bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực đã giảm liên tiếp từ 21 ngày nay.
Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 29/4, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, số người tử vong do Covid-19 tại nước này đã lên tới 3.081 trường hợp sau khi ghi nhận thêm 89 ca trong 24 giờ qua. Bên cạnh đó, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 hiện là 117.589 người sau khi phát hiện thêm 2.936 người mắc mới. Ngoài ra, tính đến nay cũng đã có 44.022 người đã khỏi bệnh.
Hàn Quốc: Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 30/4 cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID -19 tại nước này chỉ tăng thêm 4 ca lên 10.765 ca. Số ca tử vong tăng thêm 1 ca lên 247 ca.
Thêm 137 bệnh nhân COVID -19 ở Hàn Quốc hồi phục hoàn toàn, đưa tổng số ca được chữa khỏi lên 9.059 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát mạnh ở Hàn Quốc hồi tháng 2, số ca nhiễm chủng virus này mới chỉ dưới 5 ca, cả 4 ca mới nhiễm đều là “ngoại nhập” và không có ca mới nào lây nhiễm trong cộng đồng.
Sau khi sự lây lan dịch bệnh giảm bớt, ngày 19/4, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội, song các quan chức nước này vẫn cảnh báo rằng một làn sóng lây nhiễm mới có thể đến bất cứ lúc nào vì dịch COVID -19 có thể lây lan từ những người không có triệu chứng.
Trung Quốc: Số liệu cho thấy nước này đã ghi nhận thêm 4 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID -19 trong ngày 29/4, giảm so với 22 ca ghi nhận một ngày trước đó.
Cả 4 ca nhiễm mới đều là "ngoại nhập". Trung Quốc cũng ghi nhận 33 ca bệnh không có triệu chứng trong ngày 29/4, tăng so với 26 ca của một ngày trước đó.
Tổng số người mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục hiện là 82.862 người. Với việc không có thêm ca tử vong nào trong ngày 29/4, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Trung Quốc đại lục vẫn là 4.633 ca.
Thái Lan: Ngày 30/4 đã ghi nhận thêm 7 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân COVID -19 lên thành 2.954 người. Tổng số ca tử vong do nhiễm virus vẫn duy trì con số 54 người.
Các ca nhiễm mới tính trong một ngày ở Thái Lan vẫn duy trì ở mức một con số trong 4 ngày liên tiếp. Theo người phát ngôn Cơ quan quản lý tình hình COVID -19 của Thái Lan Taweesin Wisanuyothin, gần 91% bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi và trở về nhà, 213 người vẫn phải điều trị ở viện.
Diễn biến tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam

Dịch COVID-19: Sáng 30/4, ngày thứ 14 Việt Nam không có ca mắc mới ...

Nguồn: Baodauthau.vn
Tại Việt Nam, tính đến sáng 30/4, đã 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID -19 mới lây trong cộng đồng, duy trì số ca bệnh ở mức 270, trong đó, 219 người đã được điều trị khỏi, 51 ca đang được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định. Có 14 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiêm âm tính từ 1 lần trở lên, 3 bệnh nhân nặng (BN19, BN91 và BN161) đang được theo dõi chặt chẽ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo xây dựng giải pháp tăng trưởng hậu COVID-19
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Công Thương đã có công văn số 2976/BCT-XNK báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5 và trong thời gian tới.
  1. Nguồn: Tapchicongthuong.vn
  2. Với bối cảnh các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên, dịch bệnh COVID -19 cơ bản được khống chế. Bộ Công Thương đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020, dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ và trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tất cả các ý kiến phát biểu đều ủng hộ, thống nhất cao đối với đề xuất của Bộ Công Thương; Lãnh đạo UBND các tỉnh có sản lượng lúa hàng năm lớn như: Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp thể hiện sự đồng tình cao với phương án Bộ Công Thương đưa ra và cho đây là quyết định kịp thời.
Về phía doanh nghiệp, bà Bùi Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đánh giá: “Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc đánh giá, đưa ra các giải pháp giãn tiến độ xuất khẩu và đến hôm nay là giải pháp tháo gỡ đều phụ thuộc vào tình hình cung cầu trong nước, diễn biến dịch bệnh và tình hình thu mua của các nước trên thế giới. Đây là tình huống xảy ra lần đầu tiên không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước, đều có ảnh hưởng, đặc biệt là các nước có dân số đông, lương thực chiếm thành phần chính trong bữa ăn hàng ngày. Mục tiêu lớn nhất Chính phủ đã đạt được là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh, giữ được tình hình ổn định”.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, các ý kiến tham gia tại cuộc họp trình bày, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 5/2020, theo đó, từ 01/5/2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 5, 6 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện mua đủ dự trữ quốc gia về gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự trữ, xuất khẩu; nếu xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia thì báo cáo ngay Thủ tướng để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bộ Công Thương đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương rà soát Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế.
Bộ Tài chính cần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách và thực hiện đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia để có giải pháp phù hợp. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trong việc chỉ đạo sản xuất, đảm bảo nguồn cung; chỉ đạo xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Công Thương tăng cường công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng về vấn đề này.

Nguồn: VITIC Tổng hợp