Cường quốc khu vực này đã thoát khỏi suy thoái lần đầu tiên trong 1/4 thế kỷ vào quý 2, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chậm. Điều đó đã gây ra một chu kỳ nghèo đói, dẫn tới sự bất bình đẳng giàu nghèo cũng như bất ổn xã hội.
IMF cho biết trong một tuyên bố “tăng trưởng tổng thể đang phục hồi chậm nhưng sự phục hồi vẫn còn nhiều thách thức”.
Việc cải tổ kinh tế vĩ mô và cấu trúc vẫn cấp thiết để hạn chế tổn thương. Trong tình trạng thiếu vắng chính sách mới, triển vọng ngắn hạn vẫn đang thách thức.
Chính quyền của Tổng thống Muhammadu Buhari gặp khó khăn với các kế hoạch giảm sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ.
Phần lớn sự phục hồi của Nigeria kể từ quý 2 được thúc đẩy bởi sản xuất dầu thô, chiếm khoảng 2/3 doanh thu của chính phủ, mặc dù chính phủ khẳng định họ đang đầu tư trong cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp chủ chốt như nông nghiệp để thúc đẩy việc làm và tăng trưởng.
IMF cho biết “tăng trưởng được dự kiến tiếp tục phục hồi trong năm 2018 đạt 2,1%, được hỗ trợ bởi tác động của ngoại hối sẵn có lớn hơn và sản lượng dầu tăng trong cả năm, nhưng tương đối ổn định trong trung hạn”.
Giá dầu thấp, vấn đề an ninh và thiếu chính sách tất cả điều đó đe dọa sự phục hồi kinh tế của nước này.
Tỷ giá của đồng naira vẫn được chính phủ và ngân hàng trung ương kiểm soát, vẫn là một vấn đề sau nỗ lực hơn một năm để thuyết phục chính quyền tự do hóa tiền tệ.
Trước đó, văn phòng thống kê Nigeria cho biết cứ 4 trong mỗi 10 thành viên của lực lượng lao động nước này bị thất nghiệp vào cuối tháng 9.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet