Chỉ số quản lý sức mua PMI của Nhật Bản giảm xuống 51,8 điểm trong tháng 4/2019 từ 52 điểm trong tháng trước. Chỉ số này vẫn trên ngưỡng 50 trong 31 tháng liên tiếp, mức 50 phân biệt giữa thu hẹp và mở rộng.
Joe Hayes, nhà kinh tế tại IHS Markit cho biết “nhu cầu trong nước tăng lên, hiện đang hỗ trợ hoạt động và khiến cho triển vọng năm tới giữ vừng”. “Tuy nhiên, những lo lắng về hoạt động sản xuất tiếp tục, giữ chỉ số PMI tổng hợp ở mức vừa phải cho thấy tăng trưởng GDP hàng quý khoảng 0,2%”.
Chỉ số phụ thước đo kinh doanh mới giảm xuống 52,8 điểm từ 53,8 trong tháng 3/2018. Kinh doanh xuất khẩu mới cũng chuyển thành thu hẹp lần đầu tiên trong 3 tháng.
Chỉ số PMI tổng hợp, gồm cả sản xuất và dịch vụ, tăng lên 50,8 điểm từ 50,4 điểm trong tháng trước, do hoạt động sản xuất tăng trong tháng 4, lần đầu tiên trong 3 tháng do các công ty thuê thêm công nhân và tăng thêm sự lạc quan về triển vọng kinh doanh.
Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị đạt được những tiến bộ trong việc đưa ra một thỏa thuận kết thúc tranh chấp thương mại kéo dài nhiều tháng, nhưng các nhà phân tích cảnh báo họ không thể kết thúc lập trường bảo vệ của Washington.
Nhật Bản phải đối mặt với tranh chấp khi họ vận chuyển khối lượng lớn các mặt hàng điện tử và máy móc hạng nặng cho Trung Quốc, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thành phẩm cho Mỹ. Washington cũng đang ép Tokyo cho một thỏa thuận thương mại mới để giảm thâm hụt thương mại lớn với Nhật Bản, và đặc biệt kêu gọi các nhà sản xuất ô thô Nhật Bản sản xuất thêm ô tô tại Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet