Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.245 VND/USD (tăng nhẹ 1 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN vẫn duy trì ở mức 23.175 - 23.650 VND/USD (mua vào - bán ra).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch trong khoảng 22.548 - 23.942 VND/USD, tỷ giá mua - bán USD được công bố như sau:
Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.140 – 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.170 – 23.340 VND/USD, tăng 5 đồng cả giá mua và giá bán.
Đông Á niêm yết 23.200 - 23.330 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng cả giá mua và giá bán.
Techcombank niêm yết 23.150 - 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 2 đồng cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng VPbank giá USD được niêm yết 23.170 – 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.150 - 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Sacombank niêm yết 23.157 - 23.337 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.146 - 23.336 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 4 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.170 - 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.260 đồng/USD và bán ra 23.290 đồng/USD, không đổi so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h30 có 13 ngoại tệ tăng giá, 1 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 16 ngoại tệ tăng giá và 5 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 5/6/2020
ĐVT: đồng
Tên ngoại tệ
|
Mã ngoại tệ
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Đô la Mỹ
|
USD
|
23,161,44 (+1)
|
23,177,33 (-0,89)
|
23,343,67 (+1)
|
Đô la Úc
|
AUD
|
15,827,30 (+89,50)
|
15,949,84 (+89,83)
|
16,412,95 (+90,73)
|
Đô la Canada
|
CAD
|
16,927,14 (+7,74)
|
17,057,55 (+8,76)
|
17,427,65 (+8,49)
|
Franc Thuỵ Sĩ
|
CHF
|
23,711,55 (+ 93,76)
|
24,100,31 (+120,45)
|
24,447,34 (+106,08)
|
Euro
|
EUR
|
25,961,75 (+255,87)
|
26,095,94 (+255,84)
|
26,735,41 (+259,84)
|
Bảng Anh
|
GBP
|
28,799,59 (+133,27)
|
29,021,92 (+133,97)
|
29,532,33 (+138,83)
|
Yên Nhật
|
JPY
|
208,73 (-0,37)
|
210,44 (-0,26)
|
215,92 (-0,40)
|
Đô la Singapore
|
SGD
|
16,374,07 (+31,68)
|
16,482,39 (+31,69)
|
16,831,46 (+32,97)
|
Bạc Thái
|
THB
|
684,76 (+3,19)
|
720,52 (+1,73)
|
769,63 (+1,39)
|
Kip Lào
|
LAK
|
0
|
2,26
|
2,55
|
Riêl Campuchia
|
KHR
|
0
|
5
|
5
|
Đô la Hồng Kông
|
HKD
|
2,809,26
|
2,947,70 (+0,25)
|
3,056,89
|
Ðô la New Zealand
|
NZD
|
14,832,50 (+137)
|
14,903,80 (+130,80)
|
15,219,33 (+136,33)
|
Krona Thuỵ Điển
|
SEK
|
0
|
2,471,65 (+25,22)
|
2,590,49 (+25,53)
|
Nhân Dân Tệ
|
CNY
|
3,206,41 (+1,80)
|
3,223,36 (+4,96)
|
3,334,76 (+5,58)
|
Won Hàn Quốc
|
KRW
|
17,02 (+0,04)
|
18,37 (+0,23)
|
20,62 (-0,14)
|
Krone Na Uy
|
NOK
|
0
|
2,424,42 (+27,32)
|
2,546,97 (+28,40)
|
Đô la Đài Loan
|
TWD
|
704,96 (+0,54)
|
783,74 (+0,26)
|
828,83 (+0,31)
|
Peso Philippin
|
PHP
|
0
|
464
|
493
|
Ringit Malaysia
|
MYR
|
5,108,01 (+8,35)
|
5,351,88 (+0,58)
|
5,593,07 (+2,80)
|
Krone Đan Mạch
|
DKK
|
0
|
3,467,48 (+30,01)
|
3,631,77 (+30,89)
|
Rupee Ấn Độ
|
INR
|
0
|
307,52 (-0,40)
|
319,59 (-0,42)
|
Kuwaiti dinar
|
KWD
|
0
|
75,336,34 (+24,45)
|
78,292,17 (+25,41)
|
Rúp Nga
|
RUB
|
0
|
320,28 (-2,74)
|
382,52 (-2,44)
|
Rian Ả(-Rập(-Xê(-Út
|
SAR
|
0
|
6,180,21 (-1,65)
|
6,422,69 (-1,71)
|
|
Ind
|
0
|
1,67
|
0
|
|
ZAR
|
0
|
1,579
|
1,980
|
Tỷ giá USD thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn
USD Index giảm 0,52% xuống 96,757 điểm vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,03% lên 1,1340. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,13% lên 1,2611. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% lên 109,16.
Trước đó, tỷ giá USD đã phục hồi một phần trong phiên giao dịch ngày 4/6, trong khi đồng euro suy yếu trước thềm cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - nơi các nhà hoạch định chính sách có thể đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế.
ECB dự kiến sẽ tăng qui mô của chương trình Pandemic Emergency Purchase Programme trị giá 750 tỉ euro (tương đương 840 tỉ USD) để hỗ trợ các nền kinh tế yếu nhất của châu Âu. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng quyết định mở rộng gói hỗ trợ sẽ chỉ được thực hiện tại cuộc họp vào tháng 7.
Theo ông Adam Cole, Chiến lược gia tiền tệ tại RBC Capital Markets, mặc dù việc tăng qui mô của PEPP sẽ hạn chế sức mạnh đồng euro, nhưng việc kết hợp với các quĩ phục hồi đang phát triển sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế khu vực.
Hiện tại, ECB đang gặp khó khăn trong việc mở rộng chính sách hỗ trợ khi Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra chậm chạp đối với công tác hoàn thiện đề xuất quĩ phục hồi. Trong khi đó, các loại tiền tệ rủi ro đã có xu hướng chững lại sau khoảng thời gian tăng giá. Cụ thể, đồng đô la Úc giảm 0,5% so với USD xuống còn 0,6884 USD.
Doanh số bán lẻ của Australia đã chứng kiến mức sụt giảm lịch sử vào tháng 4, trong khi thặng dư thương mại thu hẹp khi đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế, khiến quốc gia này phải đối mặt với sự suy yếu tồi tệ nhất trong quí hiện tại. Bên cạnh đó, đồng crown Na Uy cũng giảm từ mức đỉnh 3 tháng gần đây so với đồng bạc xanh và euro, theo tin tổng hợp từ Reuters.