Trong báo cáo “triển vọng kinh tế toàn cầu” mới nhất, World Bank cho biết các nền kinh tế phát triển dự kiến giảm 7,0% trong năm 2020, trong khi nền kinh tế mới nổi sẽ giảm 2,5%. Theo số liệu GDP bình quân đầu người, sự sụt giảm toàn cầu sẽ là sâu nhất kể từ năm 1945-46 khi Chiến tranh thế giới thứ hai làm chi tiêu cạn kiệt.
Các dự báo đã cập nhật cho thấy có thêm thiệt hại với nền kinh tế so với ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phát hành hồi tháng 4/2020 (đã dự đoán kinh tế toàn cầu giảm 3% trong năm 2020).
IMF dự định cập nhật dự báo của họ vào ngày 24/6/2020 và giám đốc điều hành Kristalina Georgieva cho biết việc cắt giảm tiếp là rất có thể.
Các quan chức World Bank cho biết kịch bản cơ bản của họ giả thiết rằng việc giãn cách xã hội và đóng cửa tạm thời doanh nghiệp bắt đầu nới lỏng vào cuối tháng 6/2020.
Nhưng báo cáo này chỉ ra một kịch bản bất lợi trong đó việc phong tỏa kéo dài 3 tháng trong năm nay. Nếu điều đó xảy ra, sự sụt giảm năm 2020 sẽ từ 8 tới 10% tại các nền kinh tế phát triển và 5% tại các thị trường mới nổi, với việc đóng cửa kinh doanh kéo dài hơn, sự sụt giảm, sa thải nhân viên và cắt giảm chi tiêu sâu trong hộ gia đình lớn hơn trong thương mại toàn cầu.
Tăng trưởng toàn cầu hầu như sẽ bắt đầu phục hồi ở mức khoảng 1,3% trong năm tới.
Các dự báo mới cũng làm tăng ước tính của World Bank về số người bị đẩy vào tình trạng cùng cực nghèo đói vì đại dịch khoảng 70 tới 100 triệu người từ ước tính trước đó hơn 60 triệu người.
Báo cáo của World Bank cho thấy sự sụt giảm 6,1% đối với Mỹ và Nhật Bản, giảm 9,1% đối với khu vực eurozone, 8,0% đối với Brazil và 3,2% đối với Ấn Độ. Trung Quốc dự kiến tăng trưởng duy trì 1% trong năm 2020, giảm từ dự báo 6% hồi tháng 1/2020.