Giới thiệu tiềm năng môi trường đầu tư tại Việt Nam với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, tại hội thảo "Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc và Kết nối doanh nghiệp" diễn ra sáng nay (14/7), ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Việt Nam có sự ổn định chính trị, dân số trẻ, nhân lực dồi dào, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và ở mức cao trong nhiều năm quá, luôn mở cửa thông thoáng hơn môi trường đầu tư kinh doanh...
Với việc ký hàng loạt các hiệp định FTA, tới năm 2020, Việt Nam sẽ là một mắt xích quan trọng của mạng của mạng lưới liên kết kinh tế với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G20.
Liên quan tới vấn đề chi phí, ông Hoàng dẫn số liệu theo nghiên cứu của JETRO về môi trường đầu tư tại 20 thành phố tại Châu Á, chi phí thuê đất, showroom, tiền lương hay điện, nước tại VIệt Nam đều thấp hơn hẳn so với Bangkok, Jakarta, Bắc Kinh và thấp hơn so với cả Yagoon (Myanmar).
Đồng thời, với việc các Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2015 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ hỗ trợ, sẽ được áp dụng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2016 là 17% so với mức 20% của doanh nghiệp thông thường), miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm tiền thuê đất.
Về phía các doanh nghiệp Hàn Quốc,bên cạnh những lo lắng về visa nhập cảnh, an ninh mạng, đại diện doanh nghiệp lấy dẫn chứng 10 năm trước, Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài cũng cung cấp các điều kiện rất thuận lợi như miễn thuế đầu tư, nhân lực, lao động phong phú và chi phí lao động thấp.
Tuy nhiên, sau 10 năm thì câu chuyện này không còn tồn tại ở Trung Quốc nữa dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp đang đầu tư ở Trung Quốc đang dịch chuyển, vị này cho biết.
Theo phía doanh nghiệp Hàn Quốc, ngoài chất lượng nguồn lao động thì vấn đề là hiện lực lượng lao động không còn phong phú. "Hiện tại, nguồn lực lao động Việt Nam đang phong phú nhưng sau 10 năm nữa thì lực lượng lao động bị già đi thì chúng tôi có nhận được những hỗ trợ gì không?".
Ông Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, nói câu chuyện 10 năm sau cũng là khó nhưng trong suy nghĩ của phía Việt Nam luôn luôn theo xu hướng là thông thoáng và tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
"Việc siết chặt dự án chỉ liên quan với các dự án công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ hoặc gây ô nhiểm môi trường sẽ có cơ chế siết chặt hoặc cấm đầu tư vào Việt Nam. Nếu các dự án không thuộc diện ô nhiểm môi trường hay tiêu tốn năng lượng thì nhà đầu tư không phải lo lắng".
Về bài toán dân số già thì theo tính toán, Cục trưởng Cục đầu tư nước cho biết, Việt Nam sẽ đạt con số đỉnh 130 triệu dân, sau đó sẽ đi xuống. "Sau 30-40 năm nữa thì nói vấn đề rất khó. Vì vậy, với các vòng đời dự án hiện tại thì Chính phủ Việt Nam sẽ luôn hỗ trợ và nguồn nhân lực phong phú".
Phát biểu ban đầu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cũng khẳng định, "Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ hối trợ tối đa các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới".
Trao đổi thương mại Việt - Hàn kỳ vọng gấp 2,3 lần sau 5 năm
Trong vòng 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại 2 chiều đã tăng từ con số 500 triệu USD lên 30 tỷ USD vào năm 2014. Với việc chính thức ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào cuối tháng 5/2015, Việt Nam và Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng con số này lên 70 tỷ USD vào năm 2020
Với số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tới cuối tháng 6/2015 là 39,16 tỷ đồng, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số dự án đăng ký là 4.459 tỷ đồng.
Doanh nghệp FDI Hàn Quốc sử dụng khoảng 70 nghìn lao động và đóng góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. Tất các các công ty lớn của Hàn Quốc có trong danh sách FORTUNE 500 đều đã có các dự án đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại VIệt Nam như Samsung, LG, Posco, Huyndai, Kepco, SK...
10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong đó điện thoại và linh kiện dẫnn đầu (24 tỷ USD) và máy vi tính, sản phẩm điện tử (11,66 tỷ USD) đứng ở vị trí thứ 3. Để sản xuất các mặt hàng này, các doanh nghiệp nhập khẩu 3,13 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 1,72 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện từ phía Hàn Quốc.
Thái Hà