Sự kết hợp giữa việc hạn chế việc làm, suy thoái nhà ở kéo dài, nợ cao và các mối đe dọa thuế quan từ chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã ảnh hưởng đến nhu cầu, ngay cả khi Trung Quốc tăng cường kích thích để vực dậy lĩnh vực tiêu dùng.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/204 đã tăng 0,1% so với tháng 12/2023, chậm lại so với mức tăng 0,2% của tháng 11/2024 và là tốc độ tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2024, điều đó đúng với dự báo của Reuters.
CPI không đổi so với tháng 11/2024, trong khi tháng 11/2024 giảm 0,6% và phù hợp với dự báo.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu dễ biến động, đã tăng 0,4% trong tháng 12/2024 tăng so với mức 0,3% trong tháng 11, mức cao nhất trong 5 tháng.
CPI cả năm 2024 tăng 0,2%, tương đương với tốc độ của năm 2023 và thấp hơn mục tiêu chính thức khoảng 3% của năm 2023, cho thấy lạm phát đã trượt mục tiêu hàng năm trong năm thứ 13 liên tiếp.
Ngoài cuộc chiến giá xe điện đang bước sang năm thứ ba, chương trình giảm giá hiện đang mở rộng trên toàn lĩnh vực bán lẻ, bao gồm cả các cửa hàng trà sữa. Người tiêu dùng thận trọng ngày càng lựa chọn thuê các mặt hàng từ máy ảnh đến túi xách thay vì mua chúng.
Chứng khoán Mỹ ngày 8/1/2025 ít thay đổi khi các nhà đầu tư tiếp nhận các bộ dữ liệu việc làm trái ngược nhau và báo cáo cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế về lạm phát.
Chỉ số giá sản xuất tháng 12/2024 giảm 2,3% so với tháng 12/2023, chậm hơn mức giảm 2,5% trong tháng 11/2024 và thấp hơn mức giảm dự kiến là 2,4%. Giá tại nhà máy hiện đã giảm trong 27 tháng liên tiếp.
Vào cuối tháng 12/2024, Ngân hàng Thế giới đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 và năm 2025 nhưng cảnh báo rằng niềm tin suy yếu của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng với những trở ngại trong lĩnh vực bất động sản, sẽ vẫn là lực cản.