Các thị trường thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những thông tin liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mới đây nhất, Donald Trump đã chỉ thị các quan chức thương mại và kinh tế nghiên cứu thuế quan có đi có lại đối với các quốc gia áp dụng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ, làm gia tăng nguy cơ về một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu sẽ kéo dài hết tháng 3/2025 để các đối tác thương mại có thêm thời gian đàm phán. Các thay đổi về thuế nếu có sẽ được thông báo sau ngày 31/3/2025.
Tài chính: USD giảm do lạm phát lõi của Mỹ thấp, cổ phiếu thế giới cao kỷ lục, vàng tăng vì lại dấy lên lo ngại về kế hoạch áp thuế của Donald Trump
Đồng USD giảm sau khi dữ liệu giá sản xuất tháng 1/2025 của Mỹ cho thấy lạm phát tăng chậm hơn dự kiến và Nhà Trắng tuyên bố rằng thuế quan có đi có lại đối với các quốc gia khác sẽ không được áp dụng ngay lập tức.
Mỹ vừa công bố dữ liệu giá sản xuất, cho thấy lạm phát cốt lõi, căn cứ ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi xem xét quyết định lãi suất, có khả năng thấp hơn dự kiến trước đó, mặc dù giá sản xuất tăng cao hơn dự kiến của các nhà kinh tế.
Bộ Lao động cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,4% vào tháng 1/2025 sau khi tăng 0,5% trong tháng 12/2025, vượt qua ước tính của các nhà kinh tế, là tăng 0,3%.
“Có một số thành phần phụ trong đó cho thấy PCE có thể không nóng như lo ngại về CPI”, Noel Dixon, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại State Street Global Markets cho biết.
Báo cáo giá sản xuất được đưa ra sau khi Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 công bố hôm Thứ Tư cao hơn nhiều so với dự kiến, khiến các nhà giao dịch giảm số lần dự kiến Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ được công bố vào ngày 28/2. Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley đã điều chỉnh kỳ vọng lạm phát PCE cốt lõi của họ trong tháng 1 từ 0,4% xuống 0,3% sau dữ liệu PCE hôm Thứ Năm.

Chỉ số USD kết thúc phiên đã giảm 0,61% xuống 107,25, mức thấp nhất kể từ ngày 27/1. Đồng euro tăng 0,58% lên 1,0442 USD vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt 1,0446 USD, mức cao nhất kể từ ngày 30/1.
Đồng yên Nhật tăng 1,05% so với đồng bạc xanh lên 152,8 đổi 1 USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế quan qua lại đối với mọi quốc gia áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Các mức thuế quan sẽ không có hiệu lực ngay lúc này nhưng có thể bắt đầu được áp dụng trong vòng vài tuần tới.
Đồng euro và các loại tiền tệ châu Âu khác, bao gồm đồng franc Thụy Sĩ (CHF), đồng krona Thụy Điển (SEK) và đồng krone Na Uy (NOK) cũng tăng do lạc quan rằng Nga và Ukraine có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Donald Trump đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine vào thứ Tư trong các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, bước tiến lớn đầu tiên của tân tổng thống Mỹ hướng tới ngoại giao về một cuộc chiến mà ông đã hứa sẽ chấm dứt.
Trong khi đó, đồng USD vẫn hấp dẫn khi nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung, Dixon của State Street cho biết, đồng thời nói thêm rằng thuế quan và hạn chế nhập cư của Mỹ tại Mỹ cũng có khả năng làm tăng lạm phát, trong khi thuế quan có thể làm giảm thêm tăng trưởng ở khu vực đồng euro. "Xu hướng bao trùm của đồng USD là tăng", Dixon cho biết.
Đồng bảng Anh tăng sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh bất ngờ tăng trưởng 0,1% trong quý cuối cùng của năm ngoái. Kết thúc phiên, bảng Anh tăng 0,8% lên 1,2541 USD.

 

Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt và giá kim loại quýĐối với tiền điện tử, bitcoin giảm 2,01% xuống 95.716,98 USD.

Chứng khoán: Một thước đo về cổ phiếu toàn cầu đã đạt kỷ lục trong phiên thứ Năm trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh khi chỉ số lạm phát thúc đẩy hy vọng rằng lạm phát của Mỹ có thể thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 342,87 điểm, tương đương 0,77%, lên 44.711,43, chỉ số S&P 500 tăng 63,10 điểm, tương đương 1,04%, lên 6.115,07 và chỉ số Nasdaq Composite tăng 295,69 điểm, tương đương 1,50%, lên 19.945,64.
Chỉ số cổ phiếu trên toàn cầu MSCI kết thúc phiên tăng 9,59 điểm, hay 1,10%, lên 882,37 sau khi có thời điểm đạt mức kỷ lục, là 883,30, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 15 tháng 1.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng phiên thứ 4 liên tiếp, thêm 1,09%, lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi mức tăng của Nestle và Siemens sau kết quả kinh doanh hàng quý của họ, cũng như hy vọng về các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 9,9 điểm cơ bản xuống 4,535%, là phiên giảm mạnh nhất trong một tháng.
Bên cạnh dữ liệu PPI, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ đã giảm 7.000 xuống 213.000, thấp hơn một chút so với mức 215.000 và cho thấy thị trường việc làm vẫn ổn định.
Giá vàng tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch áp thuế quan tương hỗ đối với các quốc gia đánh thuế nhập khẩu của Mỹ, làm gia tăng lo ngại về thương mại toàn cầu.
Vàng giao ngay quay trở lại mức cao kỷ lục, là 2.942,70 USD đã đạt được vào thứ Ba, kết thúc phiên tăng 0,4% lên 2.915,76 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 4/2025 tăng 0,6% lên 2.945,40 USD.
Giá bạc giao ngay trong phiên này giảm 0,2% xuống còn 32,15 USD/ounce; platinum giảm 0,1% xuống 991,25 USD và palladium tăng 1,6% lên 989,50 USD.
 Donald Trump hôm thứ Năm đã công bố lộ trình áp dụng thuế quan tương hỗ đối với mọi quốc gia áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Giá sản xuất của Mỹ trong tháng 1 đã tăng mạnh, thêm một bằng chứng cho thấy lạm phát gia tăng trở lại và củng cố dự đoán của thị trường tài chính rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ hoãn bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào cho đến nửa cuối năm.
"Yếu tố chính là sự bất ổn chính trị và tác động đến kinh tế ... dữ liệu PPI khá trung lập và không thực sự ảnh hưởng nhiều đến vàng, các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang lo lắng về những gì các chính sách của Donald Trump thực hiện sẽ tác động đến nền kinh tế nói chung", nhà phân tích Jeffrey Christian của CPM Group cho biết.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, tại phiên điều trần thứ hai của quốc hội trong tuần này, đã nhắc lại rằng ngân hàng trung ương không vội vàng cắt giảm lãi suất.
Bất chấp dự đoán về một đợt bán tháo trên thị trường do dữ liệu PPI gần đây, phát biểu của ông Powell và tuyên bố của Donald Trump về khả năng hòa bình giữa Nga và Ukraine, giá vàng vẫn tăng lên do dòng tiền đổ về nơi trú ẩn an toàn và các nhà giao dịch mua vào khi giá giảm, Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết. Vàng thỏi được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát và bất ổn kinh tế, nhưng lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời này.
Chỉ số USD giảm 0,5%, khiến vàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với người mua nước ngoài.
Về nhu cầu, việc giá vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua đồ trang sức vàng trong mùa cưới của Ấn Độ, trong khi các đại lý ở Trung Quốc đưa ra mức chiết khấu để thu hút người mua.
Hàng hóa: Giá cà phê robusta lập kỷ lục cao, đường và ngũ cốc cũng tăng trong khi quặng sắt, nhôm, cao su giảm.
Năng lượng: Giá dầu giảm mạnh hơn 1% vào lúc đầu phiên, hồi phục vào cuối phiên khi thông báo thuế quan của Mỹ sẽ trì hoãn việc đánh thuế quan lên hàng loạt quốc gia cho đến ít nhất là tháng 4/2025, đem lại hy vọng rằng thế giới có thể tránh được một cuộc chiến thương mại - sẽ gây áp lực lên nền kinh tế và nhu cầu năng lượng.
Giá dầu thô Brent chốt ở mức 75,02 USD/thùng, giảm 16 US cent, tương đương 0,21%. Giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giảm 8 US cent, tương đương 0,11%, xuống 71,29 USD/thùng.
Giá đã giảm mạnh trước đó do kỳ vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận dẫn tới phương Tây chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Moscow, điều có thể thúc đẩy nguồn cung năng lượng toàn cầu.
"Chúng tôi đã thấy giá phục hồi mạnh mẽ khi thuế quan không có hiệu lực cho đến tháng 4", Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group cho biết. "Điều đó sẽ cho phép các bên có thời gian để đàm phán".
Vào thứ Tư, Brent và WTI đã giảm hơn 2% sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ mong muốn hòa bình trong các cuộc điện đàm riêng với ông. Donald Trump đã chỉ thị cho các quan chức Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết giá dầu giảm trong 24 giờ qua có vẻ là do sự thay đổi từ lo ngại về nguồn cung khan hiếm sang nhận định sẽ đủ nguồn cung, đồng thời nói rằng một số người kỳ vọng xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ tăng.
Xuất khẩu dầu của Nga có thể được duy trì nếu tìm ra giải pháp cho gói trừng phạt mới nhất của Mỹ, sau khi sản lượng dầu thô của Nga tăng nhẹ vào tháng trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết. Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng 0,6% lên 9.506 USD. Cho đến nay, đồng vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định về thuế quan, mặc dù Donald Trump đã tuyên bố vào cuối tháng 1 rằng ông sẽ áp dụng các biện pháp đối với kim loại này.
Trái lại, giá nhôm giảm ngày thứ ba liên tiếp khi thị trường tiếp tục đánh giá tác động từ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ ngày 12/3.
Giá nhôm kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,5% xuống 2.608 USD/tấn.
Mỹ phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu từ Canada, phần lớn được sản xuất tại Quebec. Thủ hiến tỉnh Francois Legault hôm thứ tư cho biết Canada nên xem xét thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm như nhôm.
Tuần trước, Donald Trump đã hoãn thuế quan 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada cho đến tháng 3.
Về các kim loại cơ bản khác, giá kẽm trên sàn LME giảm 0,8% xuống 2.839,50 USD/tấn, trong khi chì tăng 0,9% lên 1.988 USD và niken giảm 0,1% xuống 15.405 USD. Giá thiếc tăng 1,1% lên 31.940 USD sau khi đạt 32.065 USD, mức cao nhất kể từ ngày 6 tháng 11.
Giá quặng sắt giảm trở lại sau 2 phiên tăng trước đó, do lo ngại về thuế thép của Mỹ và các loại thuế tiềm tàng của Ấn Độ lấn át nỗi lo về nguồn cung từ Tây Australia.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên giảm 1,52% xuống còn 808 nhân dân tệ (110,87 USD)/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 1,59% xuống còn 106,1 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất trong gần bốn tháng vào thứ Tư.
"Các nhà đầu tư lo ngại về hiệu ứng domino có thể xảy ra do mức thuế quan mới nhất của Donald Trump", Zhuo Guiqiu, nhà phân tích tại Jinrui Futures cho biết.
Reuters đưa tin Bộ trưởng Bộ Thép Ấn Độ H.D. Kumaraswamy thông báo Ấn Độ có thể áp dụng mức thuế tạm thời 15%-25% đối với thép từ Trung Quốc trong vòng sáu tháng tới sau khi Donald Trump áp dụng mức thuế quan mới. Điều này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, mà những người trong ngành cho biết có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhập khẩu vào Ấn Độ tăng đột biến.
Công ty tư vấn Hexun Futures của Trung Quốc cho biết căng thẳng thương mại có thể làm xáo trộn thị trường quặng sắt vì các mức thuế bổ sung có thể làm trầm trọng thêm mối lo ngại về xuất khẩu của thị trường.
Trong khi đó, bão đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển quặng xuất khẩu của Australia, làm thắt chặt nguồn cung.
Nông sản: Giá ngô Mỹ tăng do doanh số xuất khẩu của nước này mạnh và lo ngại về thời tiết ở Argentina. Giá đậu tương kỳ hạn tương lai cũng tăng mặc dù doanh số xuất khẩu ảm đạm và vụ thu hoạch của Brazil diễn ra thuận lợi. Giá lúa mì cũng tăng vào cuối phiên sau một ngày biến động, được hỗ trợ bởi doanh số xuất khẩu của Mỹ mạnh và rủi ro thời tiết ở các khu vực trồng trọt chính.
Thị trường ngũ cũng đang chờ đợi thêm diễn biến đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với các đối tác thương mại.
Trên Sàn giao dịch Chicago, giá ngô kết thúc phiên tăng 3-1/4 cent lên 4,93-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương tăng 2-1/4 cent lên 10,30 USD/bushel. Giá lúa mì tăng 3-1/2 cent lên 5,77-3/4 USD/bushel.
Giá cà phê robusta đạt mức cao kỷ lục mới ngày thứ hai liên tiếp, đi sau arabica trong xu hướng tăng giá năm nay.
Kết thúc phiên, cà phê robusta giảm 33 USD, tương đương 0,6%, xuống 5.788 USD/tấn, nhưng trước đó có lúc đạt 5.849 USD/tấn, mức cao nhất kể từ khi hợp đồng bắt đầu giao dịch vào năm 2008. Cà phê arabica tăng 1,2% lên 4,251 USD/lb. Giá arabica đã tăng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, là 4,2995 USD/lb vào thứ Ba, là phiên 14 liên tiếp lập kỷ lục cao, trước khi giảm mạnh.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các nhà phân tích dự đoán giá sẽ kết thúc năm 2025 ở mức 4.200 USD/tấn, giảm 28% so với mức đóng cửa của ngày thứ Tư, với nguồn cung được cải thiện ở các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, là Brazil và Việt Nam. Giá cà phê arabica tương lai dự kiến sẽ kết thúc năm giảm khoảng 30%.
NestleNES hôm thứ Ba cho biết năm nay họ sẽ phải tăng giá cà phê nhiều hơn dự kiến trước đó, ngay cả khi họ cam kết chỉ chuyển một phần chi phí cà phê thô của mình cho người mua.
Ngân hàng Citi trong một báo cáo tuần này cho biết giá cà phê có khả năng đã đạt đỉnh khi nhu cầu bắt đầu giảm do giá cao.
Giá đường phiên vừa qua cũng tăng. Đường thô kỳ hạn tương lai tăng 0,41 cent, tương đương 2,1%, lên 20,17 cent/lb, trong khi đường trắng tăng 0,8% lên 549,90 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 12 là 554,00 USD.
Indonesia có kế hoạch nhập khẩu khoảng 200.000 tấn đường thô để bổ sung vào dự trữ lương thực của mình vì giá đường trắng đã tăng trên thị trường trong nước, Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia cho biết.
Ngược lại, sản lượng đường tại Thái Lan, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, dự kiến sẽ tăng trong mùa vụ 2025/26, có khả năng đạt mức cao nhất trong bảy năm, các nguồn tin trong ngành và thương mại cho biết.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm nhẹ do các mối đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm giảm tâm lý thị trường, mặc dù sản lượng ở Thái Lan giảm do yếu tố mùa vụ gây ra mối lo ngại về nguồn cung.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giảm 1,4 yên, hay 0,38%, xuống 366,7 yên (2,38 USD)/kg sau khi giá đạt 381,5 yên vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ ngày 5 tháng 2.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) Stăng 70 nhân dân tệ, hay 0,4%, lên 17.605 nhân dân tệ (2.415,45 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 trên sàn Singapore giảm 0,6% xuống 198,8 US cent/kg.
Hợp đồng cao su butadien kỳ hạn tháng 2 trên sàn SHFE giảm 355 nhân dân tệ, hay 2,42%, xuống 14.285 nhân dân tệ (1.959,94 USD)/tấn.
Cập nhật giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá hôm nay

So với phiên trước

So với phiên trước (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

71,43

+0,14

+0,20%

Dầu Brent

USD/thùng

75,24

+0,22

+0,29%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

211,26

+0,19

+0,09%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,64

+0,01

+0,39%

Dầu đốt

US cent/gallon

245,64

+0,77

+0,31%

Đồng (Comex)

US cent/lb

479,20

+1,40

+0,29%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.485,00

+30,50

+0,32%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.603,50

-17,50

-0,67%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.845,50

-17,00

-0,59%

Thiếc (LME)

USD/tấn

31.981,00

+400,00

+1,27%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

506,50

+0,50

+0,10%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

597,50

+5,50

+0,93%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

339,00

+1,00

+0,30%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

14,06

+0,02

+0,14%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.047,75

+0,75

+0,07%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

300,70

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

46,71

+0,03

+0,06%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

667,40

-0,20

-0,03%

Cacao (ICE)

USD/tấn

10.538,00

+407,00

+4,02%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

425,10

+4,90

+1,17%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,84

+0,50

+2,73%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

354,65

-20,00

-5,34%

Bông (ICE)

US cent/lb

68,19

+0,21

+0,31%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

203,60

+5,00

+2,52%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)