• Cổ phiếu giảm giá
• Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng
Chứng khoán toàn cầu giảm giá trong phiên thứ Ba khi căng thẳng thuế quan của Mỹ gia tăng trở lại. Các công ty S&P 500 sẽ sớm bắt đầu báo cáo kết quả trong quý 2/2025.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu trên toàn cầu giảm 0,62 điểm, tương đương 0,07%, xuống 919,31. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu kết thúc tăng 0,41%.
Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang sẽ được công bố vào thứ Tư. Ngân hàng trung ương Mỹ đang chờ xem tình hình thị trường ra sao, trong khi các nhà đầu tư đang nóng lòng muốn biết manh mối về việc cắt giảm lãi suất.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ nhìn chung đều giảm Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 165,60 điểm, tương đương 0,37%, xuống 44.240,76, S&P 500 giảm 4,46 điểm, tương đương 0,07%, xuống 6.225,52 và Nasdaq Composite tăng 5,95 điểm, tương đương 0,03%, lên 20.418,46.
Reuters đưa tin, vào thứ Hai, ông Donald Trump đã gửi thư cho 14 quốc gia, bao gồm các đối tác thương mại lớn của châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, nói rằng họ phải đối mặt với mức thuế quan tăng đáng kể đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ bắt đầu từ ngày mới là 1 tháng 8.
Tổng thống Mỹ cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Liên minh châu Âu và Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp.
Các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ "đang tạm dừng cho đến khi chúng tôi bắt đầu thấy thu nhập quý 2", Peter Tuz, chủ tịch của Chase Investment Counsel tại Charlottesville, Virginia cho biết. "Đây là sự bình lặng trước cơn bão".Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng, với lợi suất trái phiếu chuẩn 10 năm của Mỹ tăng 2,2 điểm cơ bản lên 4,417%, trong phiên có lúc đạt 4,435%, mức cao nhất kể từ ngày 20 tháng 6.
Đồng yên tiếp tục giảm so với đồng USD. Là nước phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng tiền của Nhật Bản đã giảm 0,32% so với đồng bạc xanh trong phiên vừa qua, xuống 146,54. Đồng euro đạt mức cao nhất trong một năm so với đồng yên và tăng 0,58%, kết thúc ở mức 171,980.
Đồng đô la Australia tăng sau khi ngân hàng trung ương của nước này giữ nguyên lãi suất tiền mặt ở mức 3,85%, bất chấp kỳ vọng của thị trường.• Giá vàng giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại
• Nhật Bản, Hàn Quốc tìm cách đàm phán với Mỹ về thuế quan trước thời hạn
• Các nhà phân tích cho biết thuế quan có thể sẽ khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, điều này có thể hạn chế giá vàng
Giá vàng giảm hơn 1% vào thứ Ba do sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại của nước này gây áp lực lên dòng tiền trú ẩn an toàn, với đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng tiếp tục gây thêm áp lực.
Vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,8% xuống 3.307,16 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn một tuần lúc đầu phiên giao dịch. Giá vàng giao sau giảm 0,8% xuống 3.316,9 USD.
Giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống còn 36,64 USD/ounce, bạch kim giảm 0,8% xuống còn 1.359,90 USD, trong khi giá palladium vững ở mức 1.111,36 USD.
Các nền kinh tế lớn của châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết vào thứ Ba rằng họ sẽ cố gắng đàm phán với Mỹ để giảm bớt tác động của mức thuế quan tăng mạnh mà Tổng thống Donald Trump hiện có kế hoạch áp dụng từ đầu tháng 8.
Ông Donald Trump đã tái khởi động chương trình tăng thuế của mình vào thứ Hai, nói rằng 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế quan tăng. Tuy nhiên, với ngày bắt đầu được lùi lại đến ngày 1 tháng 8, các quốc gia đang tập trung vào khung thời gian ba tuần để thúc đàm phán.
Trong khi đó, thị trường đang chờ biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến diễn ra vào thứ Tư với một số quan chức Fed sẽ công bố trong tuần này để có thêm thông tin chi tiết về nền kinh tế và lộ trình chính sách của ngân hàng trung ương.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay, bắt đầu từ tháng 10.• Giá dầu cao nhất hai tuần do dự báo sản lượng của Mỹ giảm và các cuộc tấn công Biển Đỏ
• Mỹ năm 2025 sẽ sản giảm sản xuất dầu so với dự kiến trước đó - EIA
Giá dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất hai tuần do dự báo sản lượng dầu của Mỹ giảm, Houthi tiếp tục tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ và lo ngại về thuế quan của Mỹ đối với kim loại đồng.
Giá dầu thô Brent tăng 57 cent, tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 70,15 USD/thùng, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) đóng cửa ở mức 68,33 USD, tăng 40 cent, tương đương 0,6%. Đây là mức đóng cửa cao nhất đối với cả hai hợp đồng dầu thô kể từ ngày 23 tháng 6.
"Triển vọng sản lượng giảm (của Mỹ) đã thúc đẩy giá tăng và tiếp tục tăng cùng với các mặt hàng khác do tin tức về thuế quan đối với đồng và căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ", Phil Flynn, một nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết.
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu hơn so với dự kiến trước đây trong năm 2025 vì giá dầu giảm đã thúc đẩy các nhà sản xuất giảm tốc độ hoạt động trong năm nay, theo triển vọng mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết ông sẽ công bố mức thuế 50% đối với đồng vào cuối ngày, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất kim loại này – kim loại quan trọng đối với xe điện, phần cứng quân sự, lưới điện và nhiều mặt hàng tiêu dùng của Mỹ.
Quyết định áp thuế đồng của Trump đã khiến thị trường bất ngờ và đẩy giá kim loại này lên mức cao kỷ lục.
Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ đã buộc các tàu chở dầu, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm năng lượng khác phải di chuyển quãng đường dài để tránh khu vực này, làm tăng chi phí năng lượng.
• Giá đồng tăng mạnh lên mức cao kỷ lục sau khi Trump công bố mức thuế 50%
• Giá quặng sắt hồi phục
Giá đồng trên sàn London giảm vào thứ Ba khi đồng USD tăng, lo ngại về suy thoái kinh tế và tăng trưởng nhu cầu do thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump lại nổi lên và hàng tồn kho tăng đã kích hoạt bán ra. Trái lại, giá trên sàn New York tăng mạnh.
Kết thúc phiên, trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá đồng giảm 0,3% xuống 9.802 USD/tấn. Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ trượt giá trong năm nay đã khiến kim loại có giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với khách hàng quốc tế, có khả năng thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại công nghiệp.
Tồn kho đồng trong các kho đã đăng ký với sàn LME là 102.500 tấn, tăng 13% kể từ ngày 27 tháng 6 và làm giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt trên thị trường LME.
Trên sàn New York, giá đồng tăng hơn 10% trong phiên vừa qua lên mức cao kỷ lục, trên 12.330 USD/tấn.
Về các kim loại khác, giá nhôm kỳ hạn ba tháng tăng 0,7% lên 2.591 USD, kẽm tăng 1,6% lên 2.728 USD/tấn, chì tăng 1,1% lên 2.059 USD/tấn, thiếc tăng 0,6% lên 33.USD và niken giảm 0,9% xuống 15.040 USD/tấn. Lượng nhôm tồn kho của sàn LME đã tăng 47.450 tấn lên 384.350 tấn kể từ ngày 25 tháng 6.
Giá quặng sắt tăng nhờ nhu cầu phục hồi trong ngắn hạn tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc, mặc dù các nhà giao dịch thận trọng do lo ngại về thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạn chế mức tăng.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc tăng 0,14% lên 733 nhân dân tệ (102,21 USD) một tấn, sau khi giảm gần 0,7% vào thứ Hai.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,44% lên 95,65 USD/tấn.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel, mức tiêu thụ quặng sắt trong ngắn hạn vẫn vững chắc, thể hiện qua sản lượng kim loại nóng tương đối cao, dao động ở mức 2,41 triệu tấn tính đến ngày 3 tháng 7, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Mức sản lượng kim loại nóng thường được sử dụng để đánh giá nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc.
• Giá ngô và lúa mì giảm
• Giá đường giảm, ca cao thấp nhất 8 tháng
• Giá cà phê và cao su tăng
Giá ngô Mỹ tiếp tục giảm gần chạm mức thấp nhất năm 2025 khi xếp hạng mùa màng của Mỹ được cải thiện và dự báo thời tiết thuận lợi thúc đẩy kỳ vọng về một vụ thu hoạch bội thu.
Giá đậu tương cũng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng do tình hình mùa màng của Mỹ thuận lợi.
Kết thúc phiên, giá ngô giảm 6-1/2 cent xuống 4,14-1/4 USD/bushel. Trước đó, giá đã chạm mức 4,13-1/4 USD, tiến gần đến mức thấp nhất trong tám tháng là 4,02-1/4 USD chạm tới lập vào cuối tháng 6.
Giá đậu tương giảm 3-1/4 cent xuống 10,17-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì giảm 3/4 cent xuống còn 5,47-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô giảm 0,15 cent, hay 0,9%, ở mức 16,13 cen/lb. Đường trắng giảm 0,2% xuống 475,80 USD/tấn.
Các đại lý cho biết triển vọng thị trường vẫn bi quan, với khả năng sản lượng tăng ở Ấn Độ và Thái Lan trong mùa vụ 2025/26 có thể dẫn đến thặng dư trên toàn cầu.
Giá ca cao giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng, với cacao trên sàn London giảm 42 GBP, tương đương 0,8%, xuống còn 5.397 GBP/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong tám tháng là 5.280 GBP vào thứ Hai. Ca cao trên sàn New York giảm 1,3% xuống 8.090 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica tăng 7,35 US cent, hay 2,6%, xuống 2,856 USD/lb. Đây là phiên tăng đầu tiên sau sáu phiên giao dịch liên tiếp thua lỗ. Các đại lý lưu ý rằng thị trường arabica đã bị bán quá mức sau đợt trượt giá gần đây và đã chín muồi cho một đợt điều chỉnh tăng.
Giá cà phê Robusta tăng 1,2% lên 3.568 USD/tấn.
Giá cao trên thị trường Nhật Bản tăng do thị trường lạc quan về nhu cầu ô tô tăng, sau kế hoạch của hãng xe Trung Quốc BYD nhằm tăng cường lắp ráp xe điện (EV) tại Brazil.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) tăng 2,9 yên, hay 0,94%, lên 312,2 yên (2,14 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore Exchange tăng 0,3% lên 162,5 US cent/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 50 nhân dân tệ, hay 0,36%, lên 13.985 nhân dân tệ (1.949,92 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su butadien kỳ hạn tháng 8 trên sàn SHFE tăng 275 nhân dân tệ, hay 2,49%, lên 11.305 nhân dân tệ (1.576,25 USD)/tấn.
BYD của Trung Quốc đã công bố kế hoạch bắt đầu lắp ráp xe điện tại Brazil, thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng, để tránh thuế nhập khẩu và đang đàm phán mức thuế suất giảm đối với những loại xe này. Nhà máy mới đặt mục tiêu lắp ráp 50.000 ô tô trong năm nay.
Doanh số bán ô tô có thể ảnh hưởng đến cường độ sản xuất ô tô, bao gồm việc sử dụng lốp xe làm từ cao su.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters