Tài chính: USD giảm so với EUR do Mỹ hoãn tăng thuế quan; vàng tăng tuần thứ 7 liên tiếp
• Tổng thống Donald Trump phác thảo kế hoạch áp thuế qua lại
• Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 1/2025 giảm nhiều hơn dự kiến
• Diễn biến thuế quan và sự lạc quan về vấn đề Nga-Ukraine gây áp lực lên USD
• Tất cả các kim loại quý đều tăng trong tuần, vàng hôm 11/2 đạt mức cao kỷ lục là 2.942,70 USD
Chỉ số Dollar index giảm 1,3% trong tuần qua do Tổng thống Mỹ Donald Trump trì hoãn việc áp dụng thuế quan thương mại làm dấy lên hy vọng rằng thuế quan của Mỹ có thể không đáng lo ngại như ban đầu, trong khi sự lạc quan về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine đã giúp đồng tiền chung châu Âu tăng giá.
Kết thúc phiên thứ Sáu (14/2), Dollar index giảm 0,35% xuống 106, trong phiên có lúc chỉ đạt 106,56, mức thấp nhất kể từ ngày 12/12/2024.
Chỉ số DXY giảm xuống mức thấp nhất 9 tuần sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 1/2025 giảm nhiều hơn dự kiến, khiến các nhà giao dịch tăng cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay.
“Các thị trường vẫn hy vọng rằng những trở ngại về thuế quan sẽ không quá lớn như lo ngại trước đây, thì có lẽ yếu tố đáng chú ý hơn trong tuần này là khả năng ngừng bắn giữa Nga và Ukraine và điều đó sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng của châu Âu”, Vassili Serebriakov, chiến lược gia ngoại hối tại UBS ở New York cho biết.
“Doanh số bán lẻ có thể là yếu tố thứ ba, nhưng điều đó kìm hãm đồng USD”, Serebriakov cho biết.
Đồng euro EUR kết thúc phiên 14/2 tăng 0,32% lên 1,0497 USD và đạt mức cao nhất kể từ ngày 27/1, là 1,0514 USD. Tính chung cả tuần, EUR tăng 1,7%.
Đồng yên Nhật tăng 0,37% so với đồng bạc xanh lên 152,22 JPY/USD

Hôm thứ Năm (13/2), Tổng thống Donald Trump đã giao cho nhóm kinh tế của mình nhiệm vụ lập kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với mọi quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ. Howard Lutnick, người được Trump chọn làm bộ trưởng thương mại, cho biết chính quyền Mỹ sẽ giải quyết từng quốc gia bị ảnh hưởng và cho biết các nghiên cứu về vấn đề này sẽ hoàn tất vào ngày 1/4.
Thông báo chung này có lẽ nhằm kích hoạt các cuộc đàm phán với các quốc gia khác. Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ vui vẻ hạ thuế quan nếu các quốc gia khác hạ thuế quan của họ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm 14/2 cũng cho biết chính quyền Mỹ đang xem xét áp dụng các biện pháp ngoài thuế quan và các rào cản phi thuế quan.
Theo các nhà phân tích, thuế quan có thể làm tăng lạm phát, khiến đồng USD tăng cao hơn cả khi Fed giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Cũng hôm 14/2, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có kế hoạch áp thuế đối với ô tô nhập khẩu vào khoảng ngày 2/4.
Đồng euro và các loại tiền tệ châu Âu khác tuần qua được hỗ trợ bởi sự lạc quan rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình. Hôm thứ Tư (12/2), Tổng thống Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi đó, dữ liệu bán lẻ tháng 1/2025 của Mỹ công bố hôm 14/2, sau báo cáo giá sản xuất tháng 1 công bố hôm 13/2, cho thấy Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi thấp hơn dự kiến trước. Dữ liệu này là thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng khi xem xét quyết định lãi suất.
Giá vàng tăng tuần thứ bảy liên tiếp, do lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu sau động thái thúc đẩy áp thuế qua lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, sau mấy phiên tăng liên tiếp, giá đã giảm ở phiên cuối tuần do hoạt động bán chốt lời.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 14/2 giảm 1,6% xuống 2.882,99 USD/ounce; vàng giao sau giảm 1,5% xuống còn 2.900,70 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 0,8%, kỷ lục cao nhất trong lịch sử đạt được vào ngày 11/2, là 2.942,70 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay cũng giảm 0,3% trong phiên cuối tuần, xuống 32,27 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 31/10/2024 vào đầu phiên giao dịch.
"Chúng tôi thực sự thấy nhu cầu về bạc tăng theo từng năm và nguồn cung đang giảm", Ebkarian cho biết, đồng thời nói thêm rằng giá vàng tăng nhẹ đã thúc đẩy nhu cầu về bạc từ phía các nhà đầu tư bán lẻ, bởi kim loại này có giá cả phải chăng hơn.
Giá bạch kim phiên cuối tuần giảm 1% xuống 985,04 USD, trong khi palladium giảm 1,1% xuống 982,9 USD.
Tính chung cả tuần, cả 3 kim loại quý này đều tăng giá.

Các nhà phân tích cho rằng xu hướng tăng giá vàng vẫn tiếp diễn do một số yếu tố như thuế quan, lạm phát cơ bản và đồng USD yếu đi, trong bối cảnh thị trường đang có xu hướng chuyển dịch từ vàng ‘giấy’ (mua bán khống) sang vàng vật chất.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 1/2025 đã giảm mạnh nhất trong gần hai năm, cho thấy tăng trưởng kinh tế giảm mạnh vào đầu quý I/2025.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9/2025 do lo ngại về lạm phát cao.
Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt và giá kim loại quý

Thị trường hàng hóa
• Giá dầu Brent và khí đốt tăng trong tuần, dầu WTI giảm
• Giá quặng sắt và nhôm tăng trong tuần, đồng giảm
• Giá lúa mì, ngô, cao su, cà phê tăng trong tuần; đường và đậu tương giảm
Năng lượng: Giá dầu và khí đốt hầu hết tăng trong tuần
Giá dầu ổn định trong phiên cuối tuần do triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm bớt tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu bằng cách chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Moscow, nhưng mức giảm bị hạn chế bởi Mỹ chưa áp dụng thuế quan qua lại ngay lập tức.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 28 cent, tương đương 0,37%, xuống 74,74 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 55 cent, tương đương 0,77%, xuống 70,74 USD.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 0,11% trong khi WTI giảm khoảng 0,37%.
Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho các quan chức Mỹ trong tuần này bắt đầu các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với ông đều bày tỏ mong muốn hòa bình. Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình sẽ đẩy tăng nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng giao ngay tại Châu Á tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm do dự báo nhiệt độ lạnh hơn và vẫn còn đó nỗi lo về mức dự trữ của Châu Âu.
Giá LNG trung bình kỳ hạn giao tháng 3 tới Đông Bắc Á tuần qua có giá 6,10 USD/một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2023. Giá trung bình đối với hàng giao hàng tháng 4/2025 ước tính là 15,50 USD/mmBtu. Hoạt động giao dịch sẽ chuyển sang hợp đồng tháng 4 kể từ thứ Hai (17/2).
"Mối quan tâm chính của thị trường là tỷ lệ rút khí đốt cao từ kho dự trữ khí đốt của Châu Âu... Nhập khẩu LNG vào khu vực này trong tháng 2/2025 ước tính đạt 11 triệu tấn", Siamak Adibi, giám đốc phân tích nguồn cung khí đốt và LNG tại FGE cho biết.
"Châu Âu năm nay chắc chắn sẽ cần nhập khẩu LNG nhiều hơn năm ngoái để giải quyết tình trạng tiêu thụ khí đốt tăng và lượng khí đốt dự trữ giảm. Nếu nhu cầu của Châu Á tăng lên, tình trạng thắt chặt thị trường có thể tác động mạnh đến giá giao ngay".
Giá cả tại Châu Á cũng được hỗ trợ vì thị trường cần duy trì tính cạnh tranh và giữ giá đối với một số lượng khí giao ngay để có thể nhập khẩu khối lượng LNG cơ bản vào Châu Á, Martin Senior, giám đốc định giá LNG tại Argus cho biết.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt và nhôm tăng trong tuần, đồng giảm
Giá đồng giảm trong tuần, trong khi giá nhôm tăng nhẹ.
Phiên cuối tuần, giá đồng tại London giảm sau khi đạt mức cao nhất thơn ba tháng khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ không cao như dự đoán, bù đắp cho triển vọng nhu cầu được cải thiện tại quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu là Trung Quốc.
Dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ đã giảm mạnh nhất trong gần hai năm vào tháng 1, cho thấy sự suy giảm mạnh về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu quý I/2025.
Trong khi đó, các khoản vay ngân hàng mới ở Trung Quốc trong tháng 1 tăng mạnh hơn dự kiến lên mức cao kỷ lục khi ngân hàng trung ương hành động để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế không đồng đều, củng cố kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn trong những tháng tới.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,3% xuống 9.456 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 11 là 9.684,50 USD
Mặc dù đang giảm song giá đồng trên sàn LME tháng này đã tăng 5% do giá đồng trên sàn Comex của Mỹ tăng.
Giá nhôm trên sàn LME phiên thứ Sáu tăng 1,3% lên 2.637 USD/tấn. Mối lo ngại về thuế quan của Mỹ đã giúp nâng mức chênh lẹch giá nhôm của Trung Tây Mỹ lên 39% trong tháng này và vẫn ở mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022.
Trong các kim loại khác, giá kẽm phiên thứ Sáu giảm 0,1% xuống 2.842 USD/tấn và thiếc tăng 2,3% lên 32.595 USD. Kẽm đạt mức cao nhất kể từ ngày 22 tháng 1 trong khi thiếc đạt mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 10. Giá chì giảm nhẹ 0,1% xuống 1.985,50 USD và niken tăng 0,6% lên 15.460 USD.

Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên sàn Singapore tăng vào thứ Sáu, tính chung cả tuần cũng tăng do lo ngại gia tăng về tình trạng gián đoạn nguồn cung vì bão ở Australia.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,46% lên 106,95 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 0,6%. Hợp đồng này đã đạt mức cao nhất trong bốn tháng là 108,8 USD/tấn vào đầu phiên giao dịch.
Trung tâm xuất khẩu quặng sắt của Australia, trung tâm lớn nhất thế giới, đã chuẩn bị cho một cơn bão nhiệt đới mạnh vào thứ Sáu, buộc phải đóng cửa tất cả các cảng hàng hóa lớn ở phía tây bắc của đất nước. Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc đã nhập khẩu mức cao kỷ lục 1,24 tỷ tấn quặng sắt vào năm ngoái, trong đó 60% đến từ Australia.
Tuy nhiên, hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc tăng vào đầu phiên nhưng giảm trở lại vào cuối phiên, kết thúc phiên giảm 0,98% xuống còn 810,5 nhân dân tệ (111,45 USD)/tấn, tính chung cả tuần giảm 1,2%.
Mối lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu tiềm tàng do mức thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt, cùng với nhu cầu giảm bất ngờ, đã gây áp lực lên giá tại Đại Liên.
Nông sản: Giá lúa mì, ngô, cao su, cà phê tăng trong tuần; đường và đậu tương giảm
Giá lúa mì Mỹ phiên cuối tuần đạt mức cao nhất 4 tháng khi giá lạnh đe dọa mùa màng của Nga và Mỹ. Giá ngô và đậu tương cũng tăng trong phiên này.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 do thời tiết lạnh giá ở Biển Đen và các vùng đồng bằng của Mỹ. Giá ngô và đậu tương tương lai cũng tăng khi các nhà giao dịch theo dõi thời tiết khô hạn ở Argentina, một nhà sản xuất chính của cả hai loại cây trồng này.
Các nhà phân tích cho biết giá ngũ cốc và đậu tương tương lai được hỗ trợ rộng rãi bởi đồng
Kết thúc phiên, giá lúa mì tăng 22-1/4 cent lên 6 USD/bushel, đạt mức cao nhất là 6,02-3/4 USD/bushel. Giá ngô tăng 2-3/4 cent lên 4,96-1/4 USD/bushel, và đậu tương tăng 6 cent lên 10,36 USD/bushel.
Giá đường thô tăng 0,25 cent, hay 1,2%, ở mức 20,42 US cent/lbm, sau khi đạt mức cao nhất hai tháng là 20,45 cent. Đường trắng tăng 1,5% lên 537,50 USD/tấn.
Xuất khẩu đường của Ấn Độ đã chậm lại do giá trong nước tăng và ngay cả hạn ngạch xuất khẩu hiện tại là một triệu tấn cũng có thể không được hoàn thành.
"Thời tiết bất lợi ở các tiểu bang sản xuất đường chính đã dẫn đến việc đóng cửa một số nhà máy đường. Do đó, việc nới lỏng thêm các hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ là không thể, tạo ra mức giá sàn", BMI cho biết.
Một đợt hạn hán ở Brazil cũng được ghi nhận trên thị trường, vì nó có thể làm chậm sự phát triển của mía.
Tổng cộng 411.200 tấn đường trắng chủ yếu là của Guatemala đã được đấu thầu theo hợp đồng tháng 3 trên ICE Futures Europe, dữ liệu trao đổi cho thấy vào thứ Sáu.
Giá cà phê Arabica giảm mạnh vào thứ Sáu, trượt xa khỏi mức cao kỷ lục vào đầu tuần.
Cà phê Arabica kết thúc phiên giảm 17,7 cent, tương đương 4,2%, ở mức 4,074 USD/lb. Hợp đồng này đã đạt mức cao kỷ lục là 4,2995 USD vào thứ Ba. Tính chung cả tuần, giá arabica vẫn tăng 2,7%.
Cà phê Robusta giảm 1,1% xuống còn 5.726 USD/tấn nhưng không xa so với mức cao kỷ lục của thứ Năm là 5.849 USD.
Thị trường arabica được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn hẹp và triển vọng về một vụ thu hoạch arabica nhỏ hơn ở Brazil trong năm nay.
Giá cà phê Arabica tương lai dự kiến sẽ giảm khoảng 30% vào cuối năm 2025, với mức giá kỷ lục gần đây dự kiến sẽ hạn chế nhu cầu và những dấu hiệu ban đầu cho thấy một vụ mùa bội thu của Brazil vào năm tới, theo một cuộc thăm dò của Reuters.
Giá cao su tại Nhật Bản phục hồi vào thứ Sáu, kết thúc tuần tăng khi triển vọng nguồn cung từ các nhà sản xuất châu Á giảm xuống át đi lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 9,9 yên, tương đương 2,7%, lên376,6 yên (2,47 USD)/kg.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 trên sàn giao dịch Singapore tăng 2,7% lên 204,0 US cent/kg.
Tính chung cả tuần, giá cao su tăng nhẹ.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 190 nhân dân tệ, tương đương 1,07%, lên 17.935 nhân dân tệ (2.466,07 USD)/tấn, ghi nhận mức tăng 1,97% trong tuần này.
Tổng nguồn cung cao su thiên nhiên đã giảm đáng kể khi sản xuất ở nước ngoài bước vào mùa thấp điểm, nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Trung Quốc Longzhong Information cho biết trong một lưu ý.
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, là một trong những đối tác thương mại bị nhắm đến trong chỉ thị thuế quan của Trump. Các nhà sản xuất Trung Quốc đang đổ xô đến các thị trường xuất khẩu thay thế khi họ phải đối mặt với nhu cầu yếu trong nước và điều kiện khắc nghiệt hơn ở Mỹ, nơi họ bán hơn 400 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.
Giá hàng hóa thế giới:

 

Mặt hàng

ĐVT

14/2

So với phiên trước

So với phiên trước (%)

So với 1 tuần trước

So với 1 tháng trước

Từ đầu năm đến nay

So cùng kỳ năm trước

CRB index

Điểm

377,26

1,31

-0,35%

1,57%

0,32%

5,73%

20,88%

LME index

Điểm

4136,70

18,00

0,44%

1,05%

2,72%

5,92%

14,06%

WTI

USD/thùng

70,782

0,042

0,06%

-2,13%

-7,42%

-1,31%

-7,62%

Dầu Brent

USD/thùng

74,838

0,098

0,13%

-1,36%

-6,19%

0,27%

-8,83%

Khí gas

USD/MMBtu

3,6236

0,1014

-2,72%

5,21%

-4,60%

-0,26%

132,95%

Xăng

USD/gallon

2,0861

0,0104

0,50%

-0,78%

-1,70%

3,68%

-9,69%

Dầu đốt

USD/gallon

2,4429

0,0002

-0,01%

-0,40%

-6,19%

5,42%

-13,36%

Than

USD/tấn

102,75

1,55

-1,49%

-4,20%

-10,22%

-17,96%

-13,84%

Vàng

USD/ounce

4,6455

0,0110

-0,24%

-1,17%

7,10%

16,55%

22,09%

Bạc

USD/ounce

3206,00

2,00

0,06%

-2,26%

-0,12%

-3,14%

-17,60%

Đồng

USD/lb

810,50

2,00

0,25%

-1,28%

2,59%

4,04%

-14,82%

Thép thanh vằn

CNY/tấn

106,83

0,06

0,06%

0,43%

6,62%

3,11%

-17,30%

Quặng sắt TQ

CNY/tấn

768,00

1,00

0,13%

1,72%

9,87%

8,32%

-6,91%

Quặng sắt

USD/tấn

2638,95

28,30

1,08%

0,05%

1,44%

3,43%

18,63%

Thép cuộn cán nóng

USD/tấn

32662

681

2,13%

4,99%

10,37%

12,31%

19,67%

Nhôm

USD/tấn

2854,60

7,10

0,25%

0,14%

-3,56%

-4,16%

18,87%

Thiếc

USD/tấn

15412

43

-0,28%

-1,04%

-3,67%

0,73%

-4,31%

Kẽm

USD/tấn

1036,34

0,34

0,03%

-1,25%

-0,01%

3,82%

-11,54%

Nickel

USD/tấn

601,56

1,56

0,26%

3,81%

11,46%

9,08%

7,26%

Đậu tương

US cent/bushel

4468,00

34,00

-0,76%

-2,76%

6,23%

0,54%

15,60%

Lúa mì

US cent/bushel

20,33

0,01

0,05%

1,09%

0,25%

8,66%

25,65%

Dầu cọ

Ringgit/tấn

204,80

6,20

3,12%

4,07%

5,13%

3,75%

33,77%

Sữa

USD/cwt

420,02

0,35

0,08%

-2,72%

28,32%

31,05%

119,22%

Cao su

JPY/kg

67,18

0,04

0,06%

0,85%

-0,58%

-1,74%

-26,33%

Càphê

US cent/lb

20,40

0,02

0,08%

4,25%

12,02%

5,76%

-10,33%

Bông

US cent/lb

10200,62

8,35

0,08%

5,76%

-8,71%

-11,32%

70,04%

Đường

US cent/lb

142,93

3,09

-2,12%

-2,12%

-9,60%

-15,96%

19,25%

Cacao

USD/tấn

496,2500

2,7500

0,56%

0,97%

2,48%

8,23%

19,20%

Chè

USD/kg

421,00

1,00

-0,24%

2,68%

20,11%

24,74%

4,34%

Ngô

US cent/bushel

377,26

1,31

-0,35%

1,57%

0,32%

5,73%

20,88%

Urê

USD/tấn

4136,70

18,00

0,44%

1,05%

2,72%

5,92%

14,06%