Thế giới: 2.552.491 người mắc; 177.234 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 816.385 người mắc; 177.234người tử vong.
- Tây Ban Nha: 204.178 người mắc; 21.282 người tử vong.
- Italy: 183.957 người mắc; 24.648 người tử vong.
- Pháp: 155.383 người mắc; 20.265 người tử vong.
-Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.Tính đến sáng ngày 22/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Dịch COVID-19: Sáng 22/4, Việt Nam ngày thứ 6 liên tiếp không ghi ... Nguồn: Baodautu

  1. Tính đến 6h ngày 22/4, toàn cầu ghi nhận 2.552.491 người nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID -19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó có 177.234 ca tử vong và 688.430 người bình phục.
Mỹ: Vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, với 816.385 người mắc bệnh (tăng 23.626 ca trong 24 giờ qua), trong khi số người thiệt mạng tăng thêm 2.660 ca lên 177.234.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo - Bang chịu thiệt hại nặng nề nhất trong dịch COVID -19- gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào chiều 21/4 (theo giờ Mỹ) nhằm bàn thảo phương hướng khả thi để có thể mở rộng xét nghiệm SARS-CoV-2 trong thời gian tới.
Ông Cuomo cho rằng, chỉ có xét nghiệm diện rộng mới có thể giúp bang New York nới lỏng được các lệnh hạn chế đang áp dụng hiện nay và mở cửa lại các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, New York chưa thể tiến hành xét nghiệm rộng rãi bởi thiếu một số chất phản ứng cần có trong các bộ xét nghiệm và Thống đốc Cuomo hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ nguồn cung chất này từ chính quyền liên bang.
New York ghi nhận thêm 481 ca tử vong trong 24 giờ qua, tăng 3 ca so với mức tăng của ngày hôm trước, nâng tổng số ca tử vong của bang lên 14.828 người.

Dịch COVID-19 ngày 22/4: Ông Trump sẽ cấm nhập cảnh vào Mỹ trong ...

  1.                                             Nguồn: vtv.vn
  2. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump ngày 21/4 cho biết, ông sẽ ban hành sắc lệnh tạm cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 60 ngày và sẽ đánh giá lại sau thời hạn trên nhằm ngăn dịch COVID -19 lây lan.
Tây Ban Nha: Là nước có số ca nhiễm COVID -19 cao nhất châu lục và đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với 204.178 ca, trong đó có ; 21.282ca tử vong và 80.587 người bình phục. Số ca nguy kịch cũng đứng đầu châu lục với 7.371 trường hợp.
Italy: Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, ghi nhận thêm 2.729 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 183.957 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong đã lên tới 24.648 (tăng 534); số ca hồi phục là 51.600 (tăng 2.723).
Anh: Tính đến 6h ngày 22/4 (giờ Việt Nam), Bộ Y tế Anh cho biết ghi nhận thêm 828 ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại bệnh viện ở nước này lên 17.337 người. Anh là nước có số ca tử vong trong ngày cao nhất tại khu vực châu Âu trong 24 giờ qua.
Tổng số ca mắc COVID -19 tại Anh đã lên tới 129.044 người, tăng 4.301 ca trong 24 giờ qua, đứng thứ 6 trên thế giới về số ca nhiễm bệnh.
Pháp: Giới chức y tế Pháp thông báo, số ca tử vong do SARS-CoV-2 đã lên tới 20.796 người (tăng 531 ca trong 24 giờ), trong đó có 12.900 ca ở bệnh viện và 7.896 ca ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội.
Số bệnh nhân được xác nhận nhiễm bệnh qua xét nghiệm tại Pháp là 117.324 người. Hiện 30.106 người đang nằm viện (giảm 478 trường hợp so với một ngày trước đó), trong đó 5.433 người trong tình trạng nghiêm trọng phải chăm sóc đặc biệt (giảm 250). Ngoài ra, 30.106 bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện.
Đức: Chính phủ nước này tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đến từ các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu (EU) như một cử chỉ thiện chí.
Hiện tại, Đức ghi nhận 146.777 người nhiễm COVID -19 (tăng 1.035 ca trong 24 giờ), trong đó có 4.802 ca tử vong (tăng 160 ca trong 24 giờ) và 91.500 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Theo Bộ trưởng Y tế Spahn, Đức hiện đã kiểm soát được dịch COVID -19.

Indonesia: Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 21/4 thông báo nước này sẽ cấm người dân trở về quê sau tháng chay Ramadan của đạo Hồi để hạn chế dịch bệnh lây lan. Sau sự kiện diễn ra vào tháng 5 này, thông thường người dân tại các thành phố lớn tại Indonesia sẽ đổ về quê nhà để ăn mừng.

Tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận 590 ca tử vong vì COVID-19, cao nhất tại khu vực Đông Á chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Widodo từng muốn thay việc áp lệnh cấm trước đó bằng cách kêu gọi người dân ở yên trong nhà.
Malaysia: Nước này đã ghi nhận thêm 36 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, mức tăng thấp nhất trong ngày kể từ khi chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đi lại và thương mại. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Malaysia ghi nhận tổng cộng 5.425 ca mắc COVID-19. Số ca tử vong tại Malaysia hiện vẫn là 89 người.

Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến sáng 22-4 | Sự kiện | PLO

Nguồn: Plo.vn
Campuchia: Tại Campuchia nhà chức trách cho biết hơn 10.000 công nhân ngành dệt may từ các tỉnh quay trở lại Phnom Penh làm việc sau Tết mừng năm mới Khmer Chol Chhnam Thmey sẽ được đưa tới các địa điểm cách ly bắt buộc. Ngày 20/4 là ngày thứ 7 liên tiếp Campuchia không phát hiện ca mắc mới nào.
Thái Lan: Tính tới chiều ngày 21/4, Thái Lan ghi nhận 2.811 ca nhiễm Covid-19, trong đó 48 người đã tử vong. Chính phủ nước này vừa gia hạn lệnh cấm bay tới cuối tháng 4 nhằm ngăn du khách ngoại quốc nhập cảnh. Đồng thời, Thái Lan vẫn đang thực hiện nghiêm túc lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 22h tới 4h sáng hôm sau.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam sáng 22/4: Tròn 6 ngày không có ca ...

  1. Nguồn: Baoquocte.vn
  2. Tính đến 21h sáng ngày 22/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đã 6 ngày liên tục, Việt Nam không có ca mắc mới nào. Dự kiến trong hôm nay có 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%.
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly: 67.022, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 358.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.401.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 8 ca.
- Dự kiến số ca được công bố khỏi bệnh hôm nay: 6 ca.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch COVID-19
  1. Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 163/TB-VPCP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2020; Bộ Công Thương đã có Công văn trao đổi với Bộ Tài chính.
    Nguồn: Congthuong.vn
  2. 1. Việc xuất khẩu nếp (bao gồm: thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) trong tháng 4 năm 2020 được thực hiện theo nhu cầu thị trường, không chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2020. Số lượng gạo nếp đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu trong tháng 4, kể cả số lượng đã thực xuất, được cộng trở lại số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4.
2. Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chỉ đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu quốc tế:
- Thống kê số lượng gạo của các thương nhân hiện đang ở cảng/cửa khẩu nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu theo phương thức điều hành xuất khẩu gạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH (cụ thể theo tên thương nhân, lượng gạo tồn tại cảng, ngày đưa hàng vào cảng/bãi…);
- Thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ (thí dụ như không có số container và/hoặc số seal và/hoặc tên tàu và cho tới nay chưa thực hiện tờ khai hải quan xuất khẩu đã được đăng ký).
3. Trên cơ sở thống kê số lượng gạo còn tồn đọng tại các cảng, số lượng tờ khai có biểu hiện khai khống mà Tổng cục Hải quan báo cáo, Bộ Công Thương đề nghị quý Bộ cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo được tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng để xử lý cho các thương nhân có gạo đưa vào cảng trước ngày 24 tháng 3 năm 2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan để 2 Bộ cùng phối hợp xem xét, quyết định phương án xử lý trên cơ sở bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện, dễ giám sát.
4. Đề nghị quý Bộ phối hợp chỉ đạo Tổng cục Hải quan định kỳ cung cấp cho Bộ Công Thương số liệu xuất khẩu gạo như Bộ Công Thương đã đề nghị tại công văn số 2683/BCT-XNK ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Nguồn: VITIC tổng hợp