Cập nhật lúc 3h30 ngày 25/4/2020:
- Thế giới: 2.832.520 người mắc; 197.343 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 925.000 người mắc; 50.243 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 213.024 người mắc; 22.157 người tử vong.
- Italy: 189.973 người mắc; 25.549 người tử vong.
- Pháp: 158.183 người mắc; 21.856 người tử vong.
Đến 3h00 ngày 25/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
- Việt Nam: 270 trường hợp mắc COVID -19.
Tổng cộng 224 người đã được chữa khỏi.
Nguồn: Tuoitre
Theo thông tin được cập nhật từ trang Worldometers vào lúc 3h30 ngày 25/4, thế giới đã có 2.832.520 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp và 197.343 ca tử vong.
Mỹ: Vẫn là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới với hơn 925.000 ca nhiễm - cũng là nước có số ca hồi phục nhiều nhất thế giới, với 110.432 ca hồi phục.
Italy: Bộ Y tế nước này thông báo 150 bác sĩ đã tử vong do nhiễm SARS-CoV-2, danh sách gồm các bác sĩ đang công tác và đã nghỉ hưu quay trở lại hỗ trợ ứng phó dịch COVID-19. Trong khi đó, Viện Y tế cấp cao Italy (ISS) cũng công bố số y bác sĩ, nhân viên y tế mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng, với 19.628 trường hợp trong độ tuổi từ 18-79.
Tây Ban Nha: Ghi nhận thêm 4.635 ca mắc và 440 ca tử vong, nâng tổng số lên 213.024 ca mắc và 22.157 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 4.211 ca mắc và 435 ca tử vong.

Số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ trong một ngày giảm mạnh | Sức khỏe ... Nguồn: Vnanet.vn

  1. Anh: Ghi nhận thêm 4.583 ca mắc và 638 ca tử vong, nâng tổng số lên 138.078 ca mắc và 18.738 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 4.451 ca mắc và 763 ca tử vong.
Nga: Tính đến ngày 25/4 Nga có tổng cộng 68.622 ca mắc bệnh và 615 ca tử vong, tăng lần lượt 5.849 và 60 ca so với 24h trước. Còn tại Ukraine, nước này đã ghi nhận thêm 477 ca nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm lên 7.647 người. Số ca tử vong cũng tăng 6 người lên tổng số 193 người.
Dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại Nga, Ukraine. Hiện Nga đang trong công tác chuẩn bị cuối cùng để đưa bệnh viện dã chiến hơn 1.000 giường ở thành phố St Petersburg đi vào hoạt động từ cuối tuần này.
Pháp: Ghi nhận thêm 2.239 ca mắc và 516 ca tử vong, nâng tổng số lên 158.183 ca mắc và 21.856 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 1.827 ca mắc và 544 ca tử vong.
Đức: Ghi nhận thêm 2.481 ca mắc và 260 ca tử vong, nâng tổng số lên 153.129 ca mắc và 5.575 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 2.195 ca mắc và 229 ca tử vong.
  1. Dịch COVID-19 chiều 25-4: Mỹ có số ca nhiễm và ca hồi phục nhiều nhất thế giới - Ảnh 3. Nguồn: Tuoitre.vn
  2. Singapore: Bộ Y tế Singapore ngày 25/4 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 618 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 ở đảo quốc sư tử lên 12.693. Phần đông trong số các ca nhiễm mới là lao động nhập cư đang sống trong các ký túc xá, trong khi chỉ có 7 người là thường trú nhân.
Hiện đảo quốc 5,7 triệu dân này là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm virus corona chủng mới cao nhất ở châu Á.
Campuchia: Trang Khmer Times ngày 25/4 đưa tin: "Tỉ lệ hồi phục tại Campuchia tiếp tục tăng lên mức đáng chú ý với thêm 7 ca hồi phục được Bộ Y tế Campuchia thông báo hôm nay".
Cụ thể, trong tổng số 122 ca bệnh COVID-19 được ghi nhận ở Campuchia kể từ ca đầu tiên vào ngày 27/1 ở Sihanoukville, đến nay đã có tổng cộng 117 ca hồi phục. Chỉ còn 5 người đang được điều trị tại bệnh viện. Bộ Y tế Campuchia cho biết họ quyết tâm sẽ trị khỏi bệnh cho 5 bệnh nhân COVID-19 còn lại.
Trong số 117/122 ca hồi phục, tức chiếm 95,9%, có 3 người Trung Quốc, 5 người Anh, 2 người Mỹ, 1 người Bỉ, 38 người Pháp, 2 người Canada, 13 người Malaysia, 2 người Indonesia, 3 người Việt Nam và 48 người Campuchia.
Thái Lan: Với 53 ca mới được xác nhận ngày 25/4, Thái Lan hiện có tổng số bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là 2.907 người. Giới chức Thái Lan cũng xác nhận có thêm 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 51 người.
Trước đó, trong khoảng 2 tuần, số lượng các ca mới nhiễm virus ghi nhận theo ngày đã giảm từ 54 ca hôm 9/4 xuống 13 ca ngày 23/4 và 15 ca ngày 24/4. Ngày có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 được ghi nhận cao nhất ở Thái Lan là 22/3 với 188 ca.
Indonesia: Ghi nhận thêm 436 trường hợp mắc COVID-19, mức cao nhất trong ngày kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện tại nước này, và 42 ca tử vong. Tính đến nay, nước này đã ghi nhận 8.211 người mắc COVID-19, trong đó có 689 người tử vong.
Philippines: Bộ Y tế nước này thông báo có thêm 211 người mắc COVID-19 và 15 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 7.192 ca và số ca tử vong lên 477 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gia hạn lệnh phong tỏa tại thủ đô Manila và các tỉnh có nguy cơ cao trên đảo Luzon thêm 2 tuần cho đến ngày 15/5 tới.
Malaysia: Chính phủ xác nhận thêm 88 người mắc COVID-19 và 1 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh ở nước này lên 5.691, trong đó có 96 ca tử vong. Đây là ngày thứ tám liên tiếp, số ca mắc COVID-19 ở nước này tăng 2 con số.
Diễn biến tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam
Thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lúc 6h sáng 25/4 cho biết tính từ 18h ngày 24/4 đến 6h ngày 25/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
Như vậy từ ngày 23/1 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19, trong đó 224 ca đã khỏi.
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh gồm bệnh nhân 188, bệnh nhân 52 và 149, 137 và 36.
Trước đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tiểu Ban điều trị đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19 theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh COVID-19 đã ra viện.
Số người cách ly:
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo xây dựng giải pháp tăng trưởng hậu COVID-19
Chiều ngày 24/4/2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ đã tham dự cuộc họp bàn về các giải pháp triển khai kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội.
Lãnh đạo Bộ hy vọng các đơn vị thuộc Bộ sẽ có những đánh giá tình hình cụ thể và quán triệt đầy đủ hơn nữa tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép: vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế. Theo Bộ trưởng, việc chuyển sang một trạng thái mới (khi dịch bệnh tại Việt Nam tạm thời được kiểm soát nhưng trên thế giới còn diễn biến phức tạp) không phải đơn thuần là chúng ta chuyển đổi tình trạng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà quan trọng hơn là chúng ta phải có các giải pháp căn cơ, thấu đáo hơn, gắn với tình hình thực tế.
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Báo cáo chung tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, việc triển khai thực hiện một cách đồng bộ các nhiệm vụ được Bộ đề ra tới nay đã cho thấy những kết quả tích cực, cả trong công tác phòng chống dịch bệnh, cả trong công tác tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện tốt, bảo đảm được trật tự thị trường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo đó, lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 23/4/2020, số vụ kiểm tra, giám sát của lực lượng Quản lý thị trường là 8.445 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính ước đạt 4,33 tỷ đồng.
Công tác bảo đảm sản xuất, cung ứng khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang chống giọt bắn cho nhu cầu sử dụng của người dân trong thời gian qua được thực hiện tốt. Theo đó, tới nay về cơ bản các doanh nghiệp trong nước đã chủ động sản xuất và đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu trong nước và đủ năng lực để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Cho đến nay, năng lực cung ứng khẩu trang vải đã lên tới trên 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng đủ nhu cầu khẩu trang vải phòng chống dịch bệnh và phục vụ cho xuất khẩu.
Để hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận các điểm bán khẩu trang vải (khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn, khẩu trang vải thường) trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã cung cấp và liên tục cập nhật danh sách các điểm bán khẩu trang vải các loại trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước và danh sách các điểm bán khẩu trang tại các hệ thống phân phối trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương và Chuyên trang hành động phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ.
Về khơi thông cho xuất khẩu, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho biết, Bộ Công Thương liên tục bám sát tình hình từ những ngày cuối tháng 1 năm 2020 và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp để vừa bảo đảm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, vừa xử lý những ách tắc ở cửa khẩu phù hợp với diễn biến tình hình ở phía Việt Nam cũng như phía các nước..
Làm tốt công tác bình ổn, kiểm soát thị trường
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, bối cảnh dịch bệnh cho thấy COVID-19 không khiến tất cả đều màu xám,"trong nguy có cơ", chẳng hạn như "cú hích" trong lĩnh vực thương mại điện tử và khả năng sản xuất thiết bị y tế của ta rất tốt. Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực rất lớn, số liệu xuất khẩu tại nhiều thị trường vẫn tăng trong những tháng vừa qua. Thứ trưởng biểu dương thành công trong việc giữ ổn định tại thị trường trong nước, và khẳng định, đây là tiền đề quan trọng nhằm đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Bộ trưởng yêu cầu:
Nguồn: Tapchicongthuong
Trước hết, tiếp tục quán triệt yêu cầu về phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các qui định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và các Quyết định, Chỉ thị của Bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo các Kế hoạch, Chương trình hành động của Bộ đã xây dựng và ban hành.
Tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh ở trong và ngoài nước, tiến hành rà soát, đánh giá tác động của dịch bệnh đến từng ngành, lĩnh vực và cập nhật kịch bản tăng trưởng, đề xuất giải pháp ứng phó.
Tiến hành ngay việc xây dựng Kế hoạch công tác cụ thể của Đơn vị để chủ động thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và đặc biệt là sau khi chấm dứt dịch bệnh, tập trung triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo.

Nguồn: VITIC Tổng hợp