Chỉ số quản lý sức mua (PMI) do Markit công bố giảm xuống 51,8 trong tháng 11/2018 từ 52,9 điểm trong tháng 10/2018. Chỉ số này vẫn trên ngưỡng 50, phân biệt giữa thu hẹp và mở rộng tháng thứ 27 liên tiếp. Tuy nhiên, số liệu này là yếu nhất trong một tháng kể từ tháng 11/2016 và giảm đáng kể từ mức đỉnh 6 tháng trong tháng 10/2018.
Joe Hayes, nhà kinh tế tại IHS Markit tham gia biên soạn khảo sát này cho biết “xu hướng cơ bản dường thư nghiêng theo chiều giảm”. “Thật vậy, các đơn hàng mới giảm là một lo lắng cho phát triển do đà tăng trưởng toàn cầu đang giảm kết hợp với nền tảng trong nước suy yếu có thể gây nhu cầu tiếp tục tồi tệ trong quý 4”.
Số liệu khảo sát này cho thấy các nhà sản xuất sẵn sàng bắt đầu hạn chế kỳ vọng. Họ tiếp tục dự đoán sản lượng tăng trong tương lai, nhưng mức độ lạc quan sụt giảm trong 6 tháng liên tiếp.
Chỉ số đơn hàng mới giảm xuống 49,6 từ 52,6 điểm trong tháng 10/2018, trong khi đó các đơn hàng xuất khẩu mới tăng mặc dù với tốc độ chậm lại.
Sản lượng tăng mặc dù tăng ít hơn so với trong tháng 10/2018. Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới, một chỉ số dẫn đầu cho xuất khẩu từ Nhật Bản, giảm xuống 50,8 từ 51,1 trong tháng 10/2018.
Kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, giảm nhiều hơn dự kiến trong quý 3/2018, ảnh hưởng bởi thiên nhiên và xuất khẩu chậm chạp.
Trong khi đó nền kinh tế này dự kiến trở lại tăng trưởng trong quý 4/2018 sau khi tác động từ thảm họa thiên nhiên lui dần, nhu cầu toàn cầu đang chậm lại và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tăng cường đã gây u ám cho triển vọng xuất khẩu của Nhật Bản.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet