Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.272 đồng (không đổi so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi so với cuối tuần qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch từ 22.574 - 23.970 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.360 – 23.570 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.400 - 23.565 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng chiều mua nhưng tăng 5 đồng giá bán.
Đông Á niêm yết 23.420 – 23.560 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 50 đồng chiều mua nhưng giảm 10 đồng giá bán.
VPBank niêm yết 23.380 – 23.580 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng chiều mua nhưng giữ nguyên giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.380 – 23.570 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 3 đồng chiều mua nhưng tăng 7 đồng giá bán.
Sacombank niêm yết 23.375 – 23.555 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng giá mua nhưng giảm 7 đồng giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.365 – 23.555 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 35 đồng giá mua và giảm 25 đồng giá bán.
BIDV niêm yết 23.395 - 23.575 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở cả 2 chiều.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.500 đồng/USD và bán ra 23.550 đồng/USD, giảm 20 đồng giá mua và giảm 10 đồng giá bán so với cuối tuần qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h30 có 12 ngoại tệ tăng giá, 3 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 15 ngoại tệ tăng giá và 9 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 27/4/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

14.808,92 (+143,88)

14.910,51 (+138,35)

15.356,65 (+112,03)

Đô la Canada

CAD

16.400,58 (+13,11)

16.511,13 (+5,91)

16.857,02 (-16,42)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.534,54 (+66,40)

23.898,22 (+95)

24.222,69 (+49,12)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.251,67 (+3,39)

3.273,13 (+2,11)

3.379,99 (+2,14)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.358,67 (+17,36)

3.520,20 (+14,10)

Euro

EUR

25.088,08 (+153,01)

25.194,11 (+145,64)

25.824,54 (+105,84)

Bảng Anh

GBP

28.646,63 (+130,88)

28.834,73 (+123,97)

29.337,18 (+109,39)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.830,43 (-0,48)

2.986,22 (+4,14)

3.078,67 (-1,99)

Rupee Ấn Độ

INR

0

307,12 (+0,39)

319,16 (+0,40)

Yên Nhật

JPY

213,74 (+0,50)

215,62 (+0,45)

220,87

Won Hàn Quốc

KRW

16,94 (+0,03)

18,31 (+0,21)

20,21 (-0,19)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.364,07 (+137,32)

78.320,36 (+142,73)

Ringit Malaysia

MYR

5.047,73 (+4,70)

5.291,43 (+0,93)

5.557,18 (+1,52)

Krone Na Uy

NOK

0

2.168,39 (+8,15)

2.281,67 (+6,23)

Rúp Nga

RUB

0

298,97

357,90 (+1,56)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.232,05 (-1)

6.476,51 (-1,04)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.293,73 (+8,34)

2.408,89 (+8,97)

Đô la Singapore

SGD

16.264,10 (+44,45)

16.361,68 (+36,29)

16.685,26 (+19,98)

Bạc Thái

THB

663,93 (-0,36)

707 (+1,29)

750,44 (-0,57)

Đô la Mỹ

USD

23.384,38 (+0,80)

23.401,25 (+0,54)

23.566,25 (-4,46)

Kip Lào

LAK

0

2,28

2,58 (- 0,01)

Ðô la New Zealand

NZD

13.964 (+95,50)

14.027,40 (+84,40)

14.352 (+101,33)

Đô la Đài Loan

TWD

707,22 (-0,88)

783,36 (+30,36)

824,07 (-1)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

455

484

ZAR

0

1.594 5

1.996 (-5)

Tỷ giá USD thế giới tăng nhẹ
USD Index giảm 0,27% xuống 100,265 điểm vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).Tỷ giá euro so với USD giảm 0,03% xuống 1,0817. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,02% xuống 1,2365.Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,02% lên 107,53.
Tuần này, tỷ giá USD sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc họp lãi suất của Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC), dự kiến diễn ra vào ngày 29/4.
Các chuyên gia dự đoán cuộc họp đó có thể gây ra biến động trên thị trường. Đồng bạc xanh có thể tăng nếu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại về sự tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc các ngân hàng trung ương bơm hàng nghìn tỉ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính.
Trong một nỗ lực để làm dịu căng thẳng liên ngân hàng, các nhà chính sách tiền tệ cũng tuyên bố đình chỉ tạm thời về các giới hạn trao đổi tín dụng. Tuy nhiên, hành động gây tranh cãi nhất mà Fed đã thực hiện đó là đồng ý mua trái phiếu rác như một phần của biện pháp chính sách mua tài sản mở rộng. Trong khi đó, chương trình kích thích trị giá 2,3 nghìn tỉ USD sẽ cho phép các doanh nghiệp cùng với các thành phố và tiểu bang của Mỹ tiếp cận với tín dụng.
Sau khi các biện pháp được công bố, các quĩ ETF theo dõi trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh trong khi tỷ giá USD sụt giảm và tài sản an toàn được đánh giá cao.
Sau sự bán tháo trên toàn thị trường chứng khoán toàn cầu và các tài sản tăng trưởng khác, giá đồng bạc xanh đã tăng vọt cùng với các dấu hiệu căng thẳng leo thang trên thị trường tín dụng. Mặc dù Fed đã cố gắng dập tắt một số nỗi sợ hãi này, nhưng khả năng một loạt các sự xuống cấp của công ty không còn xa nữa.
COVID-19 đặt ra một mối đe dọa chưa từng có đối với tăng trưởng và sự ổn định toàn cầu trên thị trường tài chính. Nhiều doanh nghiệp phải đi vay với các khoản thanh toán nợ cao, trong khi nhu cầu thị trường suy yếu đồng nghĩa với việc triển vọng trả nợ của họ là không mấy khả quan. Điều này nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường thế giới.
Giám đốc điều hành Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua cú sốc kinh tế và tài chính lớn nhất trong năm 2020 kể từ cuộc Đại khủng hoảng.
Theo Gita Gopinath, giám đốc kinh tế của IMF, tình trạng trên xảy ra do các chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp phong tỏa và cách li xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Tuần trước, báo cáo PMI của Mỹ và châu Âu đã chỉ ra những số liệu yếu trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục gây chấn động nền kinh tế toàn cầu. Nếu triển vọng tăng trưởng tiếp tục xấu đi và các dấu hiệu căng thẳng tài chính trở nên trầm trọng hơn, nhu cầu thanh khoản có thể tăng và sau đó thúc đẩy giá USD lên cao hơn, theo DailyFX.

Nguồn: VITIC