Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.218 VND/USD (giảm 4 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN vẫn duy trì ở mức 23.175 - 23.650 VND/USD (mua vào - bán ra).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch trong khoảng 22.521 - 23.915 VND/USD. Tỷ giá USD các ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.070 – 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.095 – 23.265 VND/USD, giảm 5 đồng cả giá mua và giá bán. Đông Á niêm yết 23.130 - 23.260 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Techcombank niêm yết 23.081 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.080 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Sacombank niêm yết 23.094 - 23.274 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 4 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.105 - 23.285 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.100 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.200 đồng/USD, không đổi so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h có 7 ngoại tệ tăng giá, 8 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 6 ngoại tệ tăng giá và 14 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 8/7/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.797,42 (-26,26)

15.922,60 (-26,54)

16.338,78 (-29,02)

Đô la Canada

CAD

16.763,28 (-50,73)

16.883,88 (-51,22)

17.254,53 (-51,98)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.924,13 (+6,87)

24.373,12 (+5,60)

24.675,61 (-0,35)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.239,97 (+1,47)

3.257,34 (+2,30)

3.368,96 (+2,51)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.443,39 (-8,51)

3.607,26 (-8,84)

Euro

EUR

25.774,43 (-13,70)

25.893,59 (-4,61)

26.583,94 (-26,63)

Bảng Anh

GBP

28.651,64 (+162,44)

28.855,25 (+153,61)

29.380,58 (+163,20)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.802,82 (+0,25)

2.936,22 (+0,12)

3.049,31 (+0,14)

Rupee Ấn Độ

INR

0

309,14 (-0,84)

321,27 (-0,87)

Yên Nhật

JPY

210,89 (-0,44)

212,64 (-0,06)

218,01 (-0,45)

Won Hàn Quốc

KRW

17,24 (-0,04)

18,55 (+0,18)

20,77 (-0,41)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.158,33

78.107,38

Ringit Malaysia

MYR

5.075,95 (-11,27)

5.325,42 (-6,18)

5.563,39 (-7,22)

Krone Na Uy

NOK

0

2.389,52 (-17,21)

2.511,10 (-17,89)

Rúp Nga

RUB

0

308,40 (+1)

368,41 (+1,55)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.168,50

6.410,54

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.452,10 (-1,27)

2.570,68 (-1,40))

Đô la Singapore

SGD

16.346,76 (-19,59)

16.453,09 (-19,92)

16.821,83 (-19,17)

Bạc Thái

THB

685,36 (-2,52)

724,14 (-3,04)

768,38 (-2,82)

Đô la Mỹ

USD

23.094,38 (+0,25)

23.110,62 (+0,25)

23.279,25 (+0,25)

Kip Lào

LAK

0

2,24

2,54

Ðô la New Zealand

NZD

14,957 (+20,50)

15.046,60 (+14,80)

15.355,67 (+29)

Đô la Đài Loan

TWD

713,35 (+0,07)

762

832,38 (-0,17)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

463 (+1)

492

ZAR

0

1.574

1.975

Tỷ giá USD thế giới tăng

USD Index tăng 0,24% lên 96,910 điểm vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,05% lên 1,1277. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,04% lên 1,2544.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,07% lên 107,59.
Tỷ giá USD đã tăng trở lại sau khi các nhà đầu tư tỏ ra lo lắng trước các đợt bùng phát dịch COVID-19 gần đây, đồng thời nhiều quốc gia phải thiết lập lại lệnh hạn chế ở một số khu vực. Trước đó, USD Index đã giảm xuống mức thấp 96,565 với đường trung bình động 50 ngày trượt xuống dưới mức trung bình 200 ngày, đây được xem là tín hiệu giảm giá của đồng bạc xanh.
Ronald Simpson, Giám đốc điều hành, phân tích tiền tệ toàn cầu tại Action Economics, cho biết Phố Wall đã báo cáo các khoản lỗ khi giới nhà đầu tư nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng kinh tế do các điểm nóng dịch bệnh tiếp tục gia tăng số ca nhiễm mới. Trước tình hình trên, đồng USD được xem như một tài sản an toàn, hưởng lợi khi các nhà giao dịch từ bỏ tâm lí đầu tư rủi ro.
Trong khi đó, các loại tiền tệ rủi ro như đô la Úc, crown Na Uy và crown Thụy Điển đều giảm vào ngày 7/7. Các tiền tệ này đã tăng mạnh kể từ tháng 4 cùng với nhu cầu tài sản rủi ro gia tăng trên thị trường toàn cầu.
Tại Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Australia, đã buộc phải áp dụng trở lại lệnh phong tỏa. Cụ thể, cư dân thành phố phải ở trong nhà trong sáu tuần, chỉ ra ngoài khi có các công việc thiết yếu hoặc mua sắm thực phẩm.
Tại Mỹ, khu vực Miami cũng phải rút lại việc mở cửa khi các trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 gia tăng hàng chục ngàn người trên toàn quốc, trong đó tổng số người chết ở đất nước này đã lên tới 130.000. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) của Atlanta, Raphael Binto, nhận định diễn biến đại dịch tại Mỹ đã phả hơi nóng vào các chủ doanh nghiệp. Nhiều khả năng họ sẽ phải đóng cửa cơ sở kinh doanh một lần nữa.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh đã tăng nhờ tâm lí lạc quan rằng các nhà đàm phán thương mại của Liên minh châu Âu (EU) và Anh có thể sớm tìm thấy được sự đồng thuận trong các cuộc thảo luận sắp tới, theo tin tổng hợp từ Investing.

Nguồn: VITIC