Sản lượng dầu thô trong nước giảm 276.000 thùng/ngày xuống 11,806 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2019, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Sự sụt giảm sản lượng so với tháng trước hoàn toàn do Vịnh Mexico, nơi sản lượng giảm 332.000 thùng/ngày, vì nhiều giàn khoan ngoài khơi đóng cửa bởi mối đe dọa từ cơn bão nhiệt đới Barry.
Sản lượng trên đất liền từ 48 tiểu bang (phần lớn từ các mỏ dầu đá phiến) thực sự tăng 63.000 thùng/ngày lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ 9,778 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, ngay cả trên đất liền, dấu hiệu tăng trưởng điên cuồng năm 2017 và 2018 đã mất đà, do các công ty đá phiến điều chỉnh trở lại để đáp ứng với giá dầu giảm.
Sản lượng trên đất liền tăng 1,149 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2019 so với cùng tháng một năm trước, nhưng tăng trưởng đã dần chậm lại từ 1,9 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2018.
Trong số các bang sản xuất dầu chủ chốt, Texas đã báo cáo sụt giảm mạnh nhất và nhất quán, với sự giảm tốc dần dần ở New Mexico và Bắc Dakota.
Sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến Mỹ lần thứ hai (2017 - 2018) đang kết thúc với cùng lý do như lần đầu (2012 - 2014): giá cao đã khuyến khích sản xuất quá nhiều và tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu nguội lạnh.
Kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi giá dầu chuyển thành quá trình khoan với độ trễ trung bình khoảng 4 tháng và tới sản lượng tổng cộng chậm khoảng 12 tháng.
Do đó, sản lượng trong tháng 7/2019 phản ánh giá cao chiếm ưu thế trước khi giá dầu bắt đầu sụt giảm trong tháng 10/2018.
Kể từ đó, khi giá dầu sụt giảm, số lượng giàn khoan dầu đã giảm 175 giàn hay 20%, theo công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes.
Giá dầu giảm và hoạt động khoan bắt đầu chuyển sang tăng trưởng chậm lại tại 48 tiểu bang đến cuối năm nay hay trong năm 2020.
Giá dầu sẽ vẫn thấp để việc khoan và sản xuất chậm lại trừ khi và cho đến khi có chỉ số tăng trưởng kinh tế mạnh hơn trong năm tới.
Nguồn: VITIC/Reuters