Nhu cầu dầu thô trên thế giới tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong quý đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Tiêu thụ trong quý 1 tăng nhanh hơn cơ quan này dự báo vào thời điểm cuối năm ngoái, khi họ dự báo tăng trưởng 1,2 triệu thùng/ngày trong quý 1.
Đối với thời điểm hiện tại, IEA đã đưa ra dự báo tăng trưởng tiêu thụ trong bình trong năm nay ở mức 1,2 triệu thùng/ngày, lưu ý “cơn gió ngược” là kết quả tăng trưởng toàn cầu chậm chạp gụ ý sự suy giảm cuối năm 2016.
Nhưng vài nguồn cung dầu thô lớn gián đoạn từ Canada, Nigeria, Libya, Iraq đến Venezuela, và việc đóng cửa của một số giàn khoan đá phiến Mỹ, IEA đã dự đoán hướng đi của thị trường dầu mỏ tiến tới cân bằng.
Cơ quan này dự kiến dư cung cầu toàn cầu thu hẹp mạnh từ 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm nay xuống chỉ còn 200.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2016.
Ấn Độ, Mỹ tăng nhu cầu
Tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất đến từ Ấn Độ và Mỹ, nơi giá nhiên liệu rẻ đang khuyến khích người lái xe tiêu thụ khối lượng xăng kỷ lục.
Tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ của Ấn Độ đạt đỉnh 4 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong 12 tháng tính tới tháng 4, theo số liệu từ Bộ Dầu mỏ và Khí tự nhiên.
Tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ cao hơn khoảng 400.000 thùng/ngày trong bốn tháng đầu năm 2016 so với năm 2015 hay tăng 10%.
Kết của của hiện tượng nhu cầu dầu tăng đến từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, Ấn Độ hiện nay là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 4 trên thế giới và lật đổ Nhật Bản từ vị trí thứ ba trong năm tới.
Tại Mỹ, tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ được Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA ước tính tăng 240.000 thùng/ngày trong 4 tháng đầu năm nay.
Tiêu thụ dầu mỏ đang được thúc đẩy bởi nhu cầu xăng phi thường do việc đi lại trên đường xá Mỹ tăng mạnh và người lái xe lựa chọn xe ô tô crossover tiện tích lớn hơn hơn là xe nhỏ hơn.
EIA ước tính các lái xe sử dụng 9,46 triệu thùng xăng mỗi ngày trong tháng 4, tăng 320.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm 2015.
Mỹ theo xu hướng tiêu thụ khối lượng xăng kỷ lục trong năm nay, vượt qua mức đỉnh thiết lập trong năm 2007.
Nhu cầu mạnh phi thường này đã gây ra EIA điều chỉnh lại dự báo tiêu thụ xăng mạnh hơn so với 6 tháng trước.
Dự báo tăng trưởng tiêu thụ xăng của cơ quan này tăng từ chỉ 10.000 thùng/ngày trong tháng 12 lên 70.000 thùng/ngày trong tháng 1, 90.000 thùng/ngày trong tháng 3 và 130.000 thùng/ngày trong tháng 4 và hiện nay là 160.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Hàng hóa sụt giảm
Nhu cầu dầu mạnh phi thường giúp bù cho một bức tranh yếu kém hơn nhiều trong các khu vực khác và đối với các nhiên liệu khác như dầu diesel.
Mỹ La Tinh và Trung Đông, trong số các nước động lực lớn nhất của tiêu thụ dầu cho đến năm 2014, ghi nhận tăng trưởng chậm hơn nhiều hay thậm chí tiêu thụ đang giảm do các nền kinh tế của họ rơi vào nỗi ám ảnh hàng hóa suy giảm.
Tiêu thụ dầu diesel và các sản phẩm chưng cất trung như dầu sưởi đã bị thiệt hại bởi một mùa đông ấm hơn khắp bắc bán cầu, cũng như nhu cầu hàng hóa ứ đọng hoặc giảm tại Mỹ và khắp toàn cầu.
Nhu cầu hàng hóa không có dấu hiệu phục hồi tại Mỹ hoặc phần còn lại của thế giới.
Sự lao dốc của hoạt động sản xuất và khai thác, dầu, khí đốt tiếp tục đè nặng lên các lô hàng nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất trong khi các nhà phân phối và các nhà bán lẻ phải vật lộn với tồn kho cao.
Lo sợ hồi đầu năm nay về sự suy thoái toàn cầu đã chứng minh là vô căn cứ nhưng nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn để đạt được lực kéo và nhu cầu hàng hóa đang phát triển rất chậm.
Phản ánh triển vọng hàng hóa yếu, EIA dự báo tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ không tính xăng sẽ sụt giảm 20.000 thùng/ngày trong năm 2016 trước khi tăng trưởng 120.000 thùng/ngày trong năm 2017.
Nguồn: VITIC/Reuters