Theo đó, tại An Giang, cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, bình quân giá lúa tươi được các thương lái mua tại ruộng dao động quanh mốc 8.400 – 9.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lúa IR 504 ở mức 8.400 – 8.600 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 8.600 - 9.000 đồng/kg, giảm 500 – 700 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 8.600 - 9.000 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 8.400 – 8.800 đồng/kg, giảm 600 – 900 đồng/kg; Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 8.600 - 9.000 đồng/kg, giảm 600 – 800 đồng/kg.
Ghi nhận tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giao dịch lúa mới chậm. Nhiều thương lái chào giá lúa sát ngày cắt giảm mạnh. Với lúa xa ngày cắt, nông dân chào giá dao động từ 8.000 – 8.800 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, nhiều thương lái ngưng mua, quan sát thị trường.
Trên thị trường gạo, hôm nay giá gạo các loại tiếp tục đà giảm so với hôm qua. Tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp gạo về nhiều song các kho chỉ mua cầm chừng, giao dịch chậm, giá giảm. Giá giảm mạnh khiến nhiều kho ngưng xay lúa, đợi quan sát thị trường.
Cụ thể, tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, ở mức 12.300 – 12.400 đồng/kg, giảm 500 – 600 đồng/kg; gạo Đài thơm 8 ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 11.800 – 11.900 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; OM 380 11.450 – 11.550 đồng/kg, giảm 450 đồng/kg; gạo nguyên liệu Nhật giảm 400 đồng/kg xuống còn 12.600 – 12.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 13.900 – 14.000 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 24 ở mức 14.400 – 14.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam quay đầu giảm mạnh từ 8 – 25 USD/tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 608 USD/tấn, giảm 8 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 628 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 508 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC