Trên thị trường thế giới, giá cà phê hai sàn giao dịch trái chiều. Giá robusta kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn giao dịch London giảm 18 USD, tương đương 1,58% xuống ở 1.121 USD/tấn; giá arabica cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 0,55 US cent, tương đương 0,5% lên mức 112,05 US cent/lb.

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

05/20

1084

-19

-1.72 %

4798

1110

1073

1103

14034

07/20

1121

-18

-1.58 %

13558

1148

1109

1139

61572

09/20

1143

-17

-1.47 %

3357

1169

1132

1160

31253

11/20

1163

-17

-1.44 %

1412

1189

1152

1180

16485

Đơn vị tính: USD($)/ Tấn | Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

05/20

110.60

+0.95

+0.87 %

124

112.10

109.65

109.65

1088

07/20

112.05

+0.55

+0.49 %

12757

113.40

111.30

111.75

76711

09/20

113

+0.3

+0.27 %

6846

114.55

112.40

112.95

43163

12/20

114.75

+0.15

+0.13 %

3019

116.25

114.20

114.90

45089

Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

Các nhà xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đang gặp khó khăn sau khi Chính phủ nước này áp đặt lệnh phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hiện có khoảng 21.000 tấn cà phê với trị giá 400 triệu rupee (tương đương 5,24 triệu USD) nằm tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ giảm 3,2% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2020, xuống còn 325.396 tấn (tính đến ngày 18/3/2020), thấp hơn so với 336.131 tấn cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Ấn Độ niên vụ 2019/20 giảm 7,3%, xuống còn 51,41 tỷ rupee.
Dữ liệu từ Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) công bố đầu tháng này cho thấy doanh thu xuất khẩu cà phê - một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Uganda - đạt mức 172 tỉ shilling (46,7 triệu USD) vào tháng hai.
Uganda sản xuất và xuất khẩu hai loại cà phê chính là robusta và arabica. Cà phê robusta chiếm hơn 80% tổng sản lượng trong khi arabica chiếm 20%.
Theo báo cáo của UCDA, trong tháng 2, tổng cộng 388.646 kg cà phê robusta đã được xuất khẩu, tăng 48,6% so với mức 261.526 kg trong cùng kì năm ngoái. Như vậy tính cả 12 tháng qua, Uganda đã xuất khẩu tổng cộng 4,7 triệu bao cà phê (loại 60 kg) trị giá 456,5 triệu USD (1,6 nghìn tỉ shilling).
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 23/4/2020: Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, tính đến 7h sáng nay (23/4), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 2,6 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, có 184.041 người đã tử vong và 717.357 người đã hồi phục (theo trang thống kê toàn cầu Worldometer).
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến sáng nay (23/4), Việt Nam không nhận thêm ca mới, tổng số ca dương tính với COVID-19 vẫn là 268, trong đó 223 người đã khỏi bệnh, còn 45 người đang điều trị tại 8 cơ sở y tế.
Ghi nhận đến sáng nay, Mỹ vẫn đang là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới với 848.717 ca nhiễm và 47.659 ca tử vong, tăng lần lượt 29.973 và 2.341 ca so với một ngày trước đó.
Tại Tây Ban Nha - ổ dịch lớn nhất Châu Âu và lớn thứ 2 trên thế giới, ghi nhận đến sáng nay có tổng cộng 209.389 ca nhiễm và 21.717 ca tử vong, tăng lần lượt 4.211 và 435 ca trong vòng 24h qua. Chính phủ Tây Ban Nha đang lên kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 trong nửa cuối tháng 5.
Italy, ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai tại Châu Âu và lớn thứ 3 thế giới đang có những diễn biến cho thấy dịch bệnh đã qua đỉnh điểm. Trong vòng 24h qua, quốc gia này ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm và 437 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 187.327 và 25.085 ca.
Pháp hiện đang là ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới với 159.877 ca nhiễm và 21.340 ca tử vong, tăng lần lượt 1.827 và 544 ca so với một ngày trước đó. Lệnh phong tỏa toàn quốc tại quốc gia này sẽ kết thúc sau ngày 11/5.
Đức hiện đang là ổ dịch lớn thứ 4 tại Châu Âu và lớn thứ 5 trên thế giới với 150.648 ca nhiễm và 5.315 ca tử vong; tăng lần lượt 2.195 và 229 ca so với một ngày trước đó. Chính phủ nước này đã cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại, đồng thời tuyên bố sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc xin trên người vào tuần tới.
Tại Đông Nam Á, Singapore hiện đang là ổ dịch lớn nhất khu vực với tổng cộng 10.141 ca nhiễm và 12 ca tử vong. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong tại quốc gia này rất thấp, chỉ 0.1%. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện cách li xã hội thêm 4 tuần, tới ngày 1/6, mặc dù thời hạn cách li xã hội còn 2 tuần nữa mới chấm dứt.

Nguồn: VITIC/Reuters