Giá robusta LRCc2 trên sàn London giảm 20 USD, tương đương 0,4% xuống ở 5.257 USD/tấn. Giá arabica KCc2 trên sàn New York tăng 8,2 cent, tương đương 2,2% lên mức 372,75 US cent/lb.
Theo nhận định của các chuyên gia, cà phê của Việt Nam trong ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng đối với hầu hết các đối tác thương mại, thúc đẩy các nhà nhập khẩu tăng mua vào trước khi thuế quan mới có hiệu lực. Tuy nhiên, trong dài hạn, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể gặp khó khăn vì nguồn cung trong nước đang giảm dần khi vào cuối vụ thu hoạch, áp lực từ vụ thu hoạch mới của Brazil sắp diễn ra cùng chính sách thuế quan mới.
Trước tình hình biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế, nhiều nông dân và doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển hướng sang trồng cà phê hữu cơ như một chiến lược phát triển bền vững. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), đơn giá xuất khẩu robusta trung bình trong nửa đầu tháng 4/2025 đã đạt mức cao kỷ lục, lên tới 5.415 USD/tấn.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê ngoài gia đình và sự phát triển không ngừng của các chuỗi cà phê thương hiệu vẫn đang gia tăng trên toàn lục địa, bất chấp những áp lực kinh tế như lạm phát cao, chi phí năng lượng và giá cà phê nhân xanh đạt mức kỷ lục.
Các dự báo mới nhất cho thấy, sản lượng cà phê niên vụ 2025/26 của Brazil dự kiến sẽ giảm từ 3% - 6,4% so với niên vụ trước, chủ yếu do thời tiết khô hạn trong năm 2024 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ra hoa, khiến sản lượng cà phê arabica sụt giảm.
Theo đó, Rabobank dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2025/26 giảm 6,4% xuống còn 62,8 triệu bao (loại 60kg), thấp hơn so với mức 67,1 triệu bao dự báo cho niên vụ 2024/25. Trong đó, sản lượng cà phê arabica, sản phẩm chủ lực của Brazil, dự kiến giảm mạnh 13,6%, xuống còn khoảng 38 triệu bao; còn sản lượng robusta dự báo tăng 7,3% lên mức kỷ lục 24,7 triệu bao, phần nào bù đắp sự sụt giảm của arabica.