Giá cà phê robusta loại 2 (với 5% hạt đen và vỡ) có mức cộng 150 USD/tấn so với mức 1.128 USD/tấn của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn London ở phiên liền trước. Tại tỉnh Lampung (Indonesia), cà phê robusta Sumatra giá chào cộng 300 – 310 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn London, tăng từ mức cộng 250 USD/tấn cách đây một tuần. Nguồn cung vụ mới đã có trên thị trường nhưng chưa nhiều, theo Reuters.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê hai sàn giao dịch đồng loạt tăng. Giá robusta kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn giao dịch London cộng 29 USD, lên mức 1.150 USD/tấn; giá arabica cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 0,35 US cent, chốt tại 112,40 US cent/lb.

Theo Diễn đàn của người làm cà phê, thời tiết Brazil hiện rất thuận lợi để thu hoạch vụ mùa cà phê mới. Tuy nhiên việc giãn cách xã hội, hạn chế đi lại đã khiến nhân công thu hái thiếu hụt trầm trọng. Có khả năng nhiều đồn điền phải áp dụng biện pháp hái tuốt một lần thay vì hái chọn quả chín vài lần, sẽ ảnh hưởng chất lượng hạt.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã đưa ra dự báo, tiêu thụ cà phê toàn cầu năm nay giảm 1,6 triệu bao, do tác động của đại dịch Covid-19 làm thay đổi cán cân cung cầu đã dự báo thiếu hụt 0,47 triệu bao trước đó.
Trong khi Sucden Financial dự kiện toàn cầu sẽ chuyển sang dư thừa 2,9 triệu bao cà phê trong niên vụ sắp tới 2020/21 sau khi đã thiếu hụt 5,5 triệu bao trong niên vụ hiện tại 2019/20; nguyên nhân được cho là mức tiêu thụ toàn cầu bị sụt giảm do đại dịch Covid-19.
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 24/4/2020: Dẫn nguồn kinh tế và Tiêu dùng, tính đến 7h sáng nay (24/4), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 2,7 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, có 190.422 người đã tử vong và 745.045 người đã hồi phục (theo trang thống kê toàn cầu Worldometer).
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến sáng nay (24/4), Việt Nam không nhận thêm ca mới, tổng số ca dương tính với COVID-19 vẫn là 268, trong đó 224 người đã khỏi bệnh, còn 44 người đang điều trị tại 8 cơ sở y tế (15 ca có kết quả xét nghiệm âm tính lần một, 2 ca âm tính lần hai).
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 23/4, các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao như các huyện Mê Linh, Thường Tín của TP Hà Nội; huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang; huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Tại Châu Á, Iran hiện đang là ổ dịch lớn nhất khu vực với 87.026 ca nhiễm và 5.481 ca tử vong, tăng lần lượt 1.030 và 90 ca so với một ngày trước đó.
Trung Quốc đại lục – nơi bùng phát dịch nhưng hiện không còn là tâm dịch của thế giới. Tính đến sáng nay, nước này ghi nhận tổng cộng 82.798 trường hợp nhiễm COVID-19 và 4.632 ca tử vong.
Tại Đông Nam Á, Singapore hiện đang là ổ dịch lớn nhất khu vực với tổng cộng 11.178 ca nhiễm (tăng 1.037 ca) và 12 ca tử vong.
Thái Lan hôm qua ghi nhận thêm 13 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 1 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.839 và 50 ca.
Ghi nhận đến sáng nay, Mỹ vẫn đang là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới với 879.430 ca nhiễm và 49.769 ca tử vong, tăng lần lượt 30.713 và 2.110 ca so với một ngày trước đó. Trong vòng 24h qua, Mỹ tiếp tục là nước có số ca nhiễm và tử vong hàng ngày nhiều nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ còn kéo dài, đồng thời nhận định hiện phần lớn các nước vẫn ở trong giai đoạn đầu ứng phó với dịch.
WHO và các chuyên gia y tế khác cũng cảnh báo rằng các biện pháp nghiêm ngặt nên được duy trì cho đến khi có một phương pháp điều trị hoặc tìm ra vắc xin.

Nguồn: VITIC/Reuters