Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 22,97 tỷ USD, tăng so với mức 20,22 tỷ USD trong năm 2019, theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia (Gapki).

Tuy đại dịch bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu nhưng nhu cầu về các sản phẩm dẫn xuất động thực vật (oleochemical) vẫn tăng vọt tới 20% tại các thị trường xuất khẩu và 60% ở thị trường trong nước, theo chủ tịch của Hiệp hội này.

Nửa cuối năm 2020, giá dầu cọ thô và dầu thực vật tăng lên mức 775 USD/tấn từ mức trung bình 646 USD/tấn trong nửa đầu năm, đẩy giá trị xuất khẩu tăng lên. Cả năm 2020, tổng khối lượng xuất khẩu giảm xuống còn 34 triệu tấn từ mức 37,4 triệu tấn trong năm 2019.
Indonesia là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Phần lớn xuất khẩu dầu cọ của nước này trong năm qua là các sản phẩm chế biến như dầu cọ tinh luyện và oleochemical. Trong tổng số 34 triệu tấn dầu cọ được xuất khẩu hồi năm ngoái, dầu cọ thô chỉ chiếm 7,1 triệu tấn.
Các sản phẩm dầu cọ xuất khẩu năm 2020 cũng bao gồm 21,2 triệu tấn dầu cọ tinh luyện, 3,8 triệu tấn oleochemical, 1,5 triệu tấn dầu hạt cọ, 301.000 tấn dầu hạt cọ thô và 31.000 tấn dầu diesel sinh học. Chủ tịch Gapki cho hay xuất khẩu dầu cọ đã đóng góp đáng kể vào thặng dư cán cân thương mại quốc gia, đạt 21,7 tỷ USD trong năm 2020.

Nguồn: VITIC/Reuters