Theo đó, lượng tồn trữ trong tháng 4 tăng 5,2% so với tháng trước đó, đạt 1,55 triệu tấn, dựa theo ước tính trung bình của 8 chủ nông trường, thương nhân và nhà phân tích trong ngành – những người tham gia cuộc khảo sát của Reuters thăm dò. Đây cũng là mức dự trữ cao nhất kể từ tháng 1.
Sản lượng của Malaysia - nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới trong tháng 4 tăng 4,9% so với tháng trước đó, đạt 1,48 triệu tấn, đây mức cao nhất trong vòng 5 tháng.
Xuất khẩu trong tháng 4 có khả năng giảm 5,6% xuống 1,2 triệu tấn, trong khi nhập khẩu cao hơn gần 12% ở mức 95.000 tấn.
Trong khi đó, kết quả khảo sát cho thấy các nhà sản xuất, thương nhân và nhà phân tích ước tính xuất khẩu trong tháng 4 giảm khoảng 13,6% đến 16% so với tháng liền trước do các khách hàng chính Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu giảm nhập khẩu trong bối cảnh giá tăng vọt.
Ronny Lau, một thương nhân của trụ sở Singapore thuộc công ty kinh doanh hàng hóa Four Bung cho biết: “Chính sách của Indonesia sẽ cực kỳ quan trọng trong tháng 5”.
Nhu cầu xuất khẩu dầu cọ của Malaysia dự kiến sẽ tăng, sau khi nhà sản xuất hàng đầu – Indonesia - tạm thời dừng xuất khẩu vào tháng trước nhằm giảm giá dầu ăn đang tăng vọt trên thị trường nội địa.
Marcello Cultrera, một nhà môi giới độc lập ở Kuala Lumpur, cho biết chính sách này sẽ dẫn đến việc ngày càng nhiều người mua nước ngoài chuyển sang mua dầu cọ Malaysia và Thái Lan.
Xuất khẩu từ Indonesia sẽ giảm 1,5 triệu tấn xuống 1,3 triệu tấn, dẫn đến tồn kho trong tháng 5 tăng, Cultrera cho biết.
Tuy nhiên, các thương nhân và nhà phân tích cho biết lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 28/4 - đã đẩy giá tham chiếu lên mức cao kỷ lục - sẽ chỉ kéo dài trong vài tuần, bởi Indonesia dựa vào thuế xuất khẩu để tài trợ cho dự án dầu diesel sinh học của mình. 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)