Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm 93 ringgit, tương đương 2,17% xuống 4.194 ringgit (914,72 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 4.172 ringgit (910,32 USD)/tấn.
Đồng ringgit hồi phục phiên thứ hai liên tiếp, tăng 0,86% so với đồng USD. Đồng ringgit mạnh hơn khiến hàng hoá trở nên đắt đỏ đối với những người mua nước ngoài.
Ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) dự kiến nguồn cung dầu cọ thô sẽ bị gián đoạn trong quý đầu tiên của năm 2023, do mưa bão tại Malaysia làm gián đoạn hoạt động thu hoạch của nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này, giữ cho giá tăng trong ngắn hạn.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) cho biết, giá dầu cọ có khả năng giao dịch trong khoảng 4.000 – 4.400 ringgit/tấn cho đến cuối tháng 12 tới do lũ lụt tại các nhà sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia cùng với đồng ringgit suy yếu.
Theo Giám đốc điều hành MPOC Wan Aishah Wan Hamid, giá sẽ giảm xuống còn 3.900 - 4.300 ringgit/tấn vào tháng 3/2023 và giảm tiếp xuống 3.800 - 4.200 ringgit/tấn trong quý hai năm tới.
Hôm thứ Sáu (11/11), 9 Công ty của Indonesia đã ký hợp đồng bán 2,5 triệu tấn sản phẩm dầu cọ trị giá 2,6 tỷ USD cho 13 khách mua Trung Quốc, theo Bộ Thương mại nước này.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,7% và giá dầu cọ giảm 0,6%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,3%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters