Tại miền Bắc giá ở mức cao
Giá lợn hơi tại miền Bắc hôm nay ổn định, mức cao nhất là 93.000 đồng/kg và không có địa phương nào dưới 90.000 đồng/kg sau nhiều ngày tăng. Trong đó Bắc Giang và Hưng Yên vẫn đạt mức cao 93.000 đồng/kg, kế đến là Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cao và Phú Thọ 92.000 đồng/kg. Tại Tuyên Quang, Hà Nội 91.000 đồng/kg, trong khi tại Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Hà Nam 90.000 đồng/kg, là mức thấp nhất tại thời điểm này. Nhìn chung, vùng giá giao dịch tại miền Bắc trong khoảng 90.000 - 93.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Bắc Giang

93.000

Thái Bình

90.000

Yên Bái

92.000

Hà Nam

90.000

Lào Cai

92.000

Vĩnh Phúc

90.000

Hưng Yên

93.000

Hà Nội

91.000

Nam Định

90.000

Ninh Bình

90.000

Thái Nguyên

92.000

Tuyên Quang

91.000

Phú Thọ

92.000

 

 

Bộ trường Bộ NN&PTNT cho biết dịch tả lợn châu Phi khiến Việt Nam thiệt hại 6 triệu con trên tổng số số 31 triệu con, tương đương 20% tổng đàn. Đỉnh điểm nhất là tháng 5/2019 với khoảng 1,3 triệu con bị chết, làm mất cân đối cung cầu về thực phẩm thịt lợn suốt từ Tết Nguyên đán đến giờ và có thể còn kéo dài một thời gian nữa. Đáng chú ý, trong thời gian qua dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xảy ra tại một số địa phương. Trong đó có hiện tượng tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, thành phố như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quãng Nam..., nguy cơ dịch tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Tại miền Trung, Tây Nguyên ổn định
Giá lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay ổn định ngày thứ hai liên tiếp. Trong đó, các địa phương như Quảng Nam, Thanh Hoá và Nghệ An hiện vẫn đang là những nơi có giá tốt nhất miền, đạt 90.000 đồng/kg. Tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi ổn định ở mức 87.000 đồng/kg; tại Bình Thuận 88.000 đồng/kg; Bình Định 85.000 đồng/kg; tại Lâm Đồng và Đắk Lắk cùng đạt 85.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục trong khoảng 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Thanh Hoá

90.000

Quảng Ngãi

87.000

Nghệ An

90.000

Bình Định

85.000

Hà Tĩnh

87.000

Khánh Hoà

88.000

Quảng Bình

87.000

Lâm Đồng

85.000

Quảng Trị

87.000

Đắk Lắk

85.000

Thừa Thiên Huế

87.000

Ninh Thuận

88.000

Quảng Nam

90.000

Bình Thuận

88.000

Tại miền Nam ngừng tăng
Giá lợn hơi miền Nam hôm nay ổn định. Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang và Trà Vinh là những địa phương cùng đạt mức giá cao nhất vùng 90.000 đồng/kg.
Tiếp theo là Long An, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và TP HCM 87.000 - 88.000 đồng/kg; Vũng Tàu, Cà Mau, Vĩnh Long và Tiền Giang 85.000 đồng/kg là mức thấp nhất của miền Nam. Theo đó, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam giao dịch trong khoảng 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng lợn về chợ trong ngày 6/5 đạt 3.670 con và tình hình buôn bán tại chợ tiếp tục kéo dài chuỗi ngày thuận lợi.
Giá lợn hơi tại miền Nam

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Bình Phước

87.000

Cần Thơ

88.000

Đồng Nai

85.000

Kiên Giang

88.000

TP HCM

87.000

Hậu Giang

90.000

Bình Dương

87.000

Cà Mau

85.000

Tây Ninh

87.000

Tiền Giang

85.000

Vũng Tàu

85.000

Bạc Liêu

90.000

Long An

88.000

Trà Vinh

90.000

Đồng Tháp

90.000

Bến Tre

90.000

An Giang

88.000

Sóc Trăng

90.000

Vĩnh Long

85.000

 

 

Thịt lợn nhập khẩu đạt khoảng 50.000 tấn
Đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 50.000 tấn thịt lợn, chủ yếu từ Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Mỹ và Liên bang Nga. Tính nhập khẩu từ Liên bang Nga, sau hơn 3 tháng đạt khoảng 2.400 tấn, trong đó nhập từ Tập đoàn Miratorg 2.010 tấn.
Hiện, thịt lợn nhập khẩu đã bán nhiều tại các kênh siêu thị lớn như BigC, hệ thống các siêu thị của BRG, hay các kênh online với mức giá 85.000-150.000 đồng/kg tùy thuộc vào nước nhập khẩu và chủng loại thịt. Đây là mức giá thấp hơn nhiều so với thịt lợn "nóng" trong nước, song số lượng nhập còn chưa đạt chỉ tiêu 100.000 tấn như dự tính trong quý I. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam không quen dùng lợn nhập khẩu, do đó doanh nghiệp nhập về rất dè dặt. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, địa phương phải đến cuối năm 2020, đàn lợn mới quay lại mức trước khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra. Do đó, Thủ tướng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tái đàn và phối hợp với các Bộ, ngành khác tăng cường nhập khẩu thịt lợn trong thời gian tới.
99% số xã có dịch tả lợn châu Phi đã công bố hết dịch sau 12 tháng
Thông tin từ Vietnambiz, báo cáo tình hình và công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết từ ngày 1/2/2019 đến ngày 31/12/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 8.537 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy gần 6 triệu con; tổng trọng lượng trên 340.000 tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã bao gồm 25 xã mới có dịch và 22 xã tái phát dịch; tổng số phải tiêu hủy là 27.662 con. Cho đến nay thế giới chưa có thuốc chữa đặc trị và chưa có vắc xin phòng bệnh, tuy nhiên Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh tả lợn châu Phi sau 12 tháng, so với Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh sau 17 tháng.
Cả nước đã có trên 99% số xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày và công bố, thông báo hết bệnh dịch tả lợn châu Phi. Riêng 94 xã thuộc 42 huyện của 16 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Như vậy, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát tốt; các địa phương đã công bố hết dịch hoặc có văn bản thông báo hết bệnh dịch tả lợn châu Phi là điều kiện quan trọng để người chăn nuôi tổ chức tái đàn, tăng đàn. Tuy nhiên, thời gian tới các Bộ, ngành và địa phương vãn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 9/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY ngày 17/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Nguồn: VITIC