Thị trường cà phê
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 100 đồng lên ở 39.300 – 40.100 đồng/kg. Giá tại nhiều vùng nguyên liệu đạt mốc 40.000 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt tại 2.323 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

Giacaphe.com

Loại cà phê

Địa phương

ĐVT

Giá TB hôm nay

+/- chênh lệch

Robusta loại 2 (5% đen, vỡ)*

Xuất khẩu, FOB

USD/tấn

2.323

 

+55

Nhân xô

Đắk Lắk

VNĐ/kg

40.100

+100

Lâm Đồng

VNĐ/kg

39.300

+100

Gia Lai

VNĐ/kg

40.000

+100

Đắk Nông

VNĐ/kg

40.000

+100

* so với giá tham chiếu cà phê robusta trên sàn London của phiên liền trước

Hàng vụ mới dồi dào cùng thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi trước thềm năm mới. Tuy nhiên người mua và các nhà nhập khẩu vẫn chần chừ chờ giá cước vận tải hợp lý hơn.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.
Ngoài xuất khẩu, thị trường nội địa cũng được xem là tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm cà phê chế biến.
Theo thống kê của Vicofa, những năm gần đây, sự phát triển của các hàng quán cà phê, hệ thống cung ứng cà phê, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh (với 2/3 là cà phê bột rang xay, 1/3 là cà phê hòa tan).
Thị trường hạt tiêu
Gia Lai là tỉnh có mức giá thấp nhất về 76.500 đồng/kg và Bà Rịa – Vũng Tàu mức cao nhất ở 79.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu trong nước

Giatieu.com

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua

(Đơn vị: VNĐ/kg)

+/- chênh lệch

Đắk Lắk

77.500

-500

Gia Lai

76.500

-500

Đắk Nông

77.500

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

79.000

-1.000

Bình Phước

78.000

-1.000

Đồng Nai

76.500

-1.000

Theo Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex, giá hạt tiêu nguyên liệu trong năm 2022 có thể đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg, thậm chí có thể cao hơn khi các thị trường trường trên thế giới đồng loạt thu mua để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trở lại của người dân.
Để có thể điều chỉnh được tình trạng khan hàng, thiếu nguyên liệu hạt tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam cũng đã tính đến tình huống nhập khẩu hạt tiêu từ các quốc gia lân cận.
Trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hạt tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%, theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam.

Nguồn: Vinanet/VITIC