Giá ngô và đậu tương kỳ hạn cũng giảm trong bối cảnh giảm bớt lo ngại về đợt nắng nóng tấn công cây ngô và đậu tương của Mỹ.
Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT) mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ vào thứ Tư(19/6), giá lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 9 đã giảm 0,1% xuống mức 5,98-1/2 bushel, sau khi giảm xuống mức thấp nhất là 5,97 USD.
Hợp đồng này đã giảm trong 4 phiên giao dịch liên tiếp và giảm khoảng 19% so với mức cao được thấy trong tháng trước.
Giá đậu tương giảm 0,1% xuống 11,73-1/4 bushel và giá ngô giao dịch thấp hơn 0,6% xuống mức 4,47-1/2 bushel.
Ole Houe, giám đốc dịch vụ tư vấn tại IKON Commodities ở Sydney cho biết, ngũ cốc đang cố gắng ổn định sau đợt giảm giá lớn mới nhất.
Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR của Nga hôm cho biết họ đã nâng dự báo sản lượng lúa mì của nước này lên 82 triệu tấn từ mức 81,5 triệu tấn.
Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng thu hoạch giảm sút nghiêm trọng vào tháng trước, khiến giá toàn cầu tăng cao.
Tại Argentina, Sở giao dịch ngũ cốc Buenos Aires đã tăng dự báo về diện tích trồng lúa mì, cho biết giá lúa mì cao hơn và chi phí đầu vào thấp hơn đang thúc đẩy nhiều nông dân gieo hạt bất chấp tình trạng khô hạn ở một số khu vực.
Hiệp hội các hợp tác xã nông nghiệp nước này cho biết trong ước tính thu hoạch mới nhất, vụ lúa mì năm 2024 của Đức có thể giảm 5,5% xuống 20,34 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng mưa gần đây sẽ không có tác động lớn.
Ước tính sản lượng ngô của Ukraine đã được điều chỉnh tăng 0,8% trong bối cảnh độ ẩm đất được cải thiện ở các vùng trồng trọt chính, LSEG Commodities Research cho biết trong một báo cáo.
LSEG Commodities Research cũng tăng nhẹ ước tính sản lượng ngô của Argentina khi sản lượng thu hoạch của nước này đã đạt được nửa chặng đường.
Một đợt nắng nóng ở vùng Trung Tây Mỹ trong tuần này đang làm dấy lên mối lo ngại về cây ngô và đậu nành ở phía đông Vành đai ngô, nhưng các nhà nông học cho biết nó sẽ có tác động hạn chế đến thực vật vì chúng vẫn đang trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters