Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm của Việt Nam tháng 4/2020 đạt 27,7 nghìn tấn, trị giá 237,6 triệu USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 98,35 nghìn tấn, trị giá 858,94 triệu USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tháng 4/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2019 là do xuất khẩu tới Nhật Bản và Hoa Kỳ tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi mạnh; trong khi xuất khẩu sang thị trường EU và Australia giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020,
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu của Việt Nam có phần tích cực hơn so với các tháng trước đó. Tồn kho tại các thị trường lớn không nhiều. Nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Tháng 4/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng. Nhật Bản là thị trường nhập tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. So với tháng 3, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng 19%, đạt 48,6 triệu USD. Lũy kế 4 tháng năm 2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2019.
Đứng sau là Mỹ với 158,7 triệu USD các sản phẩm tôm trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam tăng ổn định là do nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ấn Độ, Ecuador giảm. Cả 2 nguồn cung này cho Mỹ đều đang gặp khó khăn do Covid- 19 gây ra.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU 4 tháng năm 2020 đạt gần 123 triệu USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang 2 thị trường nhập khẩu chính trong khối (Hà Lan và Bỉ) đã tăng trưởng dương sau khi giảm trong tháng 3
Cũng trong tháng 4, Trung Quốc lần đầu tăng nhập tôm từ Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục ba tháng trước đó. Tháng 4, xuất tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với tháng 4/2019. Lũy kế 4 tháng sang thị trường này đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có lợi thế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ dịch chuyển sang Việt Nam nhiều hơn.
Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Trong thời gian tới, xuất khẩu tôm của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng do nhu cầu tại một số thị trường dần phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Bên cạnh đó, nguồn cung tôm của một số nước sản xuất chính như Ấn Độ dự kiến sẽ bị tác động bởi lệnh phong tỏa của nước này. Trong đó, sản lượng tôm tại tỉnh Gujarat, khu vực sản xuất tôm lớn thứ 4 tại Ấn Độ với sản lượng năm 2019 đạt khoảng 45.000 tấn, dự kiến giảm khoảng 16.000- 18.000 tấn trong năm 2020. Tính đến cuối tháng 5/2020, mới chỉ có khoảng 50.000 trên 120.000 ao trong khu vực được thả giống, khoảng 60% lượng ao không được thả chủ yếu do thiếu tôm giống. Trong khi năm 2019,
Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ngày càng tăng trên toàn cầu, kéo theo đó, các nguồn đánh bắt thủy sản cũng có dấu hiệu dần chững lại và suy giảm. Để giải quyết vấn đề này, ngành nuôi tôm đang có xu hướng dịch chuyển sang nuôi tôm trong ao nước ấm. Điều này không chỉ góp phần làm tăng khối lượng sản xuất mà còn hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên biển. Ngày nay, ngành nuôi tôm nước ấm chiếm 55% trên tổng lượng tôm sản xuất toàn cầu, chủ yếu đến từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng tốt kỹ thuật xử lý nước sẽ giúp người nuôi quản lý hiệu quả hệ sinh thái phức tạp trong ao và cung cấp môi trường tối ưu cho tôm phát triển mạnh. Do vậy, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer thỏa thuận với Cytozyme sẽ thương mại hóa Proquatic :tm: PondRestore - một sản phẩm giúp tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong môi trường nước ao và đất ao, tại một số quốc gia nuôi trồng thủy sản trọng điểm.
Nuôi trồng thủy sản ao nước ấm có một số lợi thế khác biệt vì không tác động trực tiếp tới đại dương, đồng thời tận dụng được vùng đất không phù hợp và kém hiệu quả bền vững với cây trồng, từ đó giúp mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã cho phép nuôi trồng thủy sản ao bền vững hơn bao giờ hết. Trong ngành nuôi tôm hiện đại, các nhà sản xuất nuôi giống tôm cải tiến và chú trọng nhiều đến an toàn sinh học, vì môi trường ao khỏe mạnh đóng vai trò sống còn cho tôm tăng trưởng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, họ ngày càng đầu tư vào các hệ thống nuôi trong nhà cho phép kiểm soát tốt hơn các điều kiện nuôi, các sản phẩm xử lý nước tiên tiến và tuần hoàn nước giúp hạn chế trao đổi nước với môi trường biển. Điều này làm giảm rủi ro dịch bệnh và đưa ngành thủy hải sản phát triển theo hướng bền vững thực sự.