Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ và Nhật Bản vào 15 nước khu vực Đông Á tăng trong giai đoạn này, nhưng không nhanh bằng Trung Quốc.
Xét về thị phần, năm 2000, hàng xuất khẩu từ Mỹ chiếm 12,3% thị phần châu Á. 14 năm sau, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 6,6%, bất chấp kim ngạch tăng từ 192 lên 382 tỷ USD trong năm 2014.
Tỷ lệ giảm sút về thị phần tại châu Á này lớn thứ nhì trong số các nước phát triển, chỉ sau Nhật Bản tại -51%.
Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng gặp khó khăn trong cạnh tranh là Anh với thị phần giảm 36%, Pháp tại 16%.
Nhìn chung, châu Á nhập khẩu hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị hàng hóa trong năm 2014, nhiều hơn gần 4 lần so với mức 262 tỷ USD vào năm 2000.
Để rút ngắn khoảng cách, Mỹ và Nhật Bản đang thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm xúc tiến hợp tác giữa các nước thành viên, không bao gồm Trung Quốc.
Mặc dù bộ trưởng các nước thành viên 12 nước không đạt được thỏa thuận cuối cùng sau phiên họp tuần trước tại Hawaii, dự kiến các vòng đàm phán cấp cao sẽ được nối lại vào cuối tháng Tám – đầu tháng Chín.
Đại diện Thương mại Mỹ - Michael Froman khẳng định 12 nước tham gia đàm phán đã “đạt được những tiến bộ đáng kể” và các bên sẽ tiếp tục làm việc để giải quyết một số lượng nhỏ các vấn để và để đi tới kết thúc đàm phán.
Giới chuyên gia dự báo trong 10 năm tới, TPP có thể giúp nước Mỹ tăng thêm 125 tỷ USD giá trị hàng hoá xuất khẩu, tạo mới việc làm cho người dân.
Chủ tịch ủy ban quân lực thượng viện Mỹ - ông John McCain – khẳng định “TPP tương đương với 10 chiếc tàu sân bay”, có thể giúp Mỹ tăng mạnh năng lực ứng phó với những thách thức đến từ Trung Quốc.
Theo Thảo Mai
Bizlive