Chốt phiên cuối tháng 29/5, dầu WTI kỳ hạn tháng 7 tăng 1,78 USD hay 5,3% lên 35,49 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 8 tăng 1,81 USD hay 5% lên 37,84 USD.
Giá dầu thế giới tăng trong tháng qua do những nguyên nhân sau:
Nhu cầu dầu thế giới bắt đầu tăng lên khi một số quốc gia bắt đầu nối lại hoạt động kinh tế và đi lại. Tháng 5/2020 bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày ký kết hồi tháng 4/2020 của OPEC+. Mức giảm sản lượng này được thực hiện trong tháng 5 và tháng 6/2020 và điều chỉnh xuống giảm 7,7 triệu thùng trong 6 tháng cuối năm nay và giảm 5,8 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 16 tháng từ 1/1/2021 tới 30/4/2022.
Trong ngày 12/5/2020, Saudi Arabia, UAE và Kuwait đã thông báo họ tình nguyện cắt giảm sản lượng thêm, tương ứng 1 triệu thùng/ngày, 100 nghìn thùng/ngày và 80 nghìn thùng/ngày bắt đầu từ 1/6/2020 trong nỗ lực giảm dư cung toàn cầu và cân bằng thị trường dầu mỏ. Đồng thời sản lượng cũng đang giảm mạnh từ các quốc gia ngoài OPEC+.
Tuy nhiên đà tăng giá dầu cũng bị hạn chế do các nhà đầu tư lo lắng suy thoái kinh tế toàn do virus corona gây ra. Đồng thời căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng về luật an ninh Trung Quốc đề xuất tại Hong Kong và một số thương nhân nghi ngờ cam kết cắt giảm sâu sản lượng của Nga.
Giá dầu WTI, Brent, xăng RON 92 thế giới tháng 5/2020
ĐVT: USD/thùng

Nguồn: Reuters
Trong nước tháng vừa qua giá xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng 2 lần vào ngày 13/5 và ngày 28/5, tổng cộng xăng RON 95 tăng 1.490 đồng/lít, xăng E5 RON 02 tăng 1.460 đồng/lít, dầu diesel tăng 800 đồng/lít, dầu hỏa tăng 790 đồng/lít và dầu mazut tăng 820 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước đến hết tháng 5/2020
 
Nguồn: Petrolimex
Dự báo: Giá dầu sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa có gây ra sự bùng phát của virus corona hay không. Một điều nữa là liệu mức độ tuân thủ cao theo thỏa thuận OPEC+ sẽ được duy trì bởi tất cả các quốc gia không khi giá dầu tiếp tục tăng. Nếu việc nới lỏng tiến triển tốt và các quốc gia tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thì giá sẽ tiếp đà tăng.
Theo OPEC, nhu cầu dầu thế giới năm 2020 dự báo giảm đáng kể 9,07 triệu thùng/ngày, thấp hơn 2,23 triệu thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước. Trong khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế dự kiến nhu cầu dầu mỏ năm 2020 giảm 8,6 triệu thùng/ngày, so với dự báo giảm 9,3 triệu thùng/ngày trước đó.
 

Nguồn: VITIC